Chúng ta nên dạy trẻ chơi trước hay dạy trẻ ngôn ngữ trước?

  Chúng ta nên dạy trẻ chơi trước hay dạy trẻ ngôn ngữ trước?

   Chơi giúp trẻ học về thế giới xung quanh, chơi giúp trẻ phát triển kĩ năng xã hội và thông qua hoạt động chơi, trẻ học được luật lệ xã hội, chiến thắng-thất bại, kiểm soát cảm xúc, đàm phán và giải quyết vấn đề. Kỹ năng chơi chính là chìa khoá mở ra sự phát triển mọi mặt của trẻ. Là kỹ năng dùng để kích hoạt các hoạt động nhận thức và ngôn ngữ ở trẻ.

I. Chơi là gì?

  • Chơi là hoạt động xảy ra một cách tự nguyện.
  • Là hoạt động hấp dẫn trẻ nhỏ khiến trẻ hạnh phúc và vui vẻ khi chơi.
Vậy nên trẻ phát triển được kĩ năng chơi thì đồng thời trẻ sẽ phát triển được kỹ năng xã hội.

II. Ở trẻ chậm phát triển, rối loạn phát triển thì trẻ gặp khó khăn gì trong khi chơi ?

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc chú ý người khác đang làm gì (không có giao tiếp mắt, không chú ý).
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc bắt chước.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc tưởng tượng.
 Vì vậy, để chơi tốt trẻ cần đảm bảo được 4 yếu tố:
  • Cùng chú ý.
  • Hiểu và kiểm soát cảm xúc.
  • Có kĩ năng giao tiếp.
  • Đặt mình vào vị trí của người khác.

III. Chiến lược phát triển kĩ năng chơi cho trẻ.

 1. Tạo lập sự chú ý thông quq chơi giác quan-chơi khám phá.

  • Tư thế ngang tầm mắt với trẻ (trẻ dần chú ý với sự xuất hiện của người lớn trong khoảng không gian riêng tư của mình).
  • Quan sát, dựa theo sở thích của trẻ-bắt chước trẻ.
  •  Quan sát xem trẻ thích điều gì: chạy vòng tròn,ngắm đồ vật xoay tròn, lắc lư hay nhảy lên bàn, ghế,..sẽ có các trò chơi tương tự.
  • Bắt chước trẻ giúp trẻ chú ý tới người lớn hơn, dễ dàng chấp nhận sự có mặt của người khác vào hoạt động chơi, giúp người lớn có thể lắng nghe được các âm thanh mà trẻ tạo ra và biến chúng thành từ có nghĩa.
  • Giao tiếp hiệu quả, tạo tình huống giao tiếp.
  • Nói ít, nói chậm để trẻ có thể hiểu được thông tin. Cho trẻ thời gian để trẻ phân tích thông tin, nhấn mạnh và nhắc lại các từ khoá để trẻ ghi nhớ. Dùng hình ảnh minh hoạ để diễn đạt.
  • Tạo tình huống giao tiếp nằng cách dừng lại đột ngột khi trẻ đang chơi, tạo ra môi trường thiếu thốn, như đưa bảng xếp hình nhưng thiếu mảnh ghép,…
  •  Khả năng cùng chú ý:
  • Chỉ tay: Sử dụng nhiều động tác chỉ tay, dùng ánh mắt cũng như lời nói để chỉ cho trẻ những thứ xung quanh và để trẻ bắt đầu chú ý. Khuyến khích trẻ chỉ tay vào những vật được gọi tên.
  • Chuyển dịch: Khi nhìn đồ chơi từ bên này qua bên khác, từ người này qua người khác.
=> Nhằm tăng mức độ chấp nhận của trẻ khi có thêm 1 người chơi cùng,trẻ khám phá đồ chơi quá các hoạt động liên quan đến giác quan như nếm, sờ, ném, mở ra – đóng vào ,…tăng cường khả năng giao tiếp mắt, duy trì sự chú ý.

2. Phát triển kĩ năng chơi theo kĩ năng và có cấu trúc.

  • Hướng dẫn cách chơi đúng chức năng của đồ chơi.
  • Tăng thời gian tập trung chú ý của trẻ trong khi chơi.
  • Mở rộng khả năng bắt chước của trẻ.
  • Khuyến khích trẻ chia sẻ không gian với bạn.
  • Mở rộng khả năng chơi với đồ chơi theo nhiều cách khác nhau.
  • Khuyến khích trẻ thực hiện bằng lời chỉ dẫn,bằng mệnh lệnh đơn giản.
  • Dùng gợi ý bằng hình ảnh.
  • Khuyến khích các hoạt độnh luân phiên.
  • Hướng dẫn trẻ chơi hợp tác với bạn.
=> Giúp trẻ chơi đúng chức năng với nhiều đồ chơi, hoạt động khác nhau và chơi theo nhiều cách khác nhau. Trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn bè, biết chơi luân phiên, hợp tác với bạn.

3.Chơi hợp tác và chơi tưởng tượng.

  • Chơi giả vờ: Điện thoại, ô tô, sinh nhật…
  • Chơi đóng vai: nấu ăn, quét nhà, đóng vai công chúa, bác sĩ, siêu nhân.
=> Giúp trẻ học được cách chơi luân phiên, hợp tác và tham gia chơi đóng vai.
  * Người lớn nên chơi với trẻ nhiều nhất có thể vì chơi là kĩ năng để kích thích các hoạt động nhận thức và ngôn ngữ của trẻ!

Tin tức liên quan