HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU

    HOẠT ĐỘNG TRỊ LIỆU 

I) Hoạt động trị liệu là gì?

– Hoạt động trị liệu là một lĩnh vực của phục hồi chức năng sử dụng các hoạt động đặc hiệu hoặc phương pháp đặc hiệu để phát triển ,cải thiện và phục hồi chức năng cần thiết  bù trừ cho sự rối loạn chức năng ,hạn chế tối đa sự giảm chức năng(suy yếu) của người có khó khăn vận động.

Vì vậy hoạt động trị liệu là 1 lĩnh vực của phục  hồi chức năng có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ trị liệu và vật lý trị liệu.

 1. Tại sao cần hoạt động trị liệu ?

Hoạt động trị liệu nhằm:

  • Bảo tồn và làm tăng các khả năng
  • Tạo thuận lợi cho việc học các kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống –
  • Giảm bớt quá trình bệnh lý.
  • Nâng cao và duy trì sức khỏe.

2. Vấn đề cơ bản của hoạt động trị liệu.

Là khả năng của cá nhân để thực hiện nhiệm vụ thiết yếu của cuộc sống.Nói cách khác mục đích cuối cùng là sự độc lập về chức năng.

3. Ai cần hoạt động trị liệu?.

  Bất kỳ người nào có khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu của cuộc sống do sự giảm khả năng  về vận động và tinh thần ,tạm thời hoặc vĩnh viễn.Hoạt động trị liệu giúp cho mọi người ở mọi lứa tuổi và có khó  khăn về vận động khác nhau.

4. Các cách để hoạt động trị liệu đạt được mục tiêu ?

– Sử dụng các hoạt độn có mục đích như một phương tiện điều trị.

-Hướng dẫn người bệnh trong các hoạt động lựa chọn.

– Chỉ ra cho người bệnh  cách để họ có thể tập trung vào quy trình và mục đích của hoạt động ,chứ không phải các cử động  đặc hiệu hay sự co của các cơ theo yêu cầu.

-Nhiệm vụ phải lựa chọn một cách kỹ càng ,thiết kế kỹ càng và mức độ khó khăn phải được điều chỉnh theo từng giai đoạn với mỗi bệnh nhân để bệnh nhân có thể đạt được.

– Hoạt động có mục đích có thể sử dụng một cách đơn giản  hay kết hợp nhiều liệu  pháp điều trị  phụ thêm như nẹp , dụng cụ thích nghi hoặc phản hồi sinh học.

II. Các khái niệm trong hoạt động trị liệu.

1. Độc lập

2. Chức Năng.

VD:Tầm vận động của khớp vai không phải là mục đích .Nó quan trọng vì tầm vận động  của khớp vai cho phép con người mặc quần áo ,chải đầu ,uống nước ,với đồ vật trên cao,…

3. Các nhu cầu cá nhân.

Nhu cầu của mỗi người là khác nhau vì họ có cuộc sống khác nhau.Các mục đích của điều trị phải được bệnh nhân và kỹ thuật viên quyết định.

4. Toàn diện

 Là một lĩnh vực liên quan tới mọi lĩnh vực của đời sống.

  • Tự chăm sóc
  • Lao động hiệu quả
  • Giải trí

III. Các phương thức dùng trong hoạt động trị liệu.

Có thể sử dụng các bài tập theo tầm vận động ,…nhưng chỉ khi cần thiết để chuẩn bị cho các điều kiện khác

  1. Hoạt động có chủ đích
  2. Ngồi /tư thế chức năng
  3. Thiết bị ,dụng cụ thích nghi với người bệnh

IV. Tại sao hoạt động có mục đích lại quan trọng?

  • Nó thường có động cơ thúc đẩy hơn các bài tập bình thường
  • Nó có hiệu quả lớn vì nó kích thích hệ thần kinh trung ương và não có thể thích nghi với thông tin vào .Vì vậy có thể học hoặc học lại nhanh hơn.
  • Nó xem xét cân nhắc đến tình trạng sống đặc biệt duy nhất của từng cá thể và dùng những hoạt động có ý nghĩa nhất đối với cá nhân người bệnh.

V. Hoạt động trị liệu với trẻ nhỏ.

– Khi làm việc với trẻ nhỏ ,yêu cầu cơ bản của hoạt động trị  liệu là kích thích sự phát triển gần với phát triển bình thường của trẻ nhỏ càng tốt.

– Phương thức lần đầu sử dụng là vui chơi , vì:

 +Vui chơi là công việc của trẻ em.

 +Vui chơi là cách giải trí của trẻ.

 + Vui chơi là cách để trẻ học và phát triển.

Khi trẻ đã có đủ khả năng ,chúng ta dạy trẻ các kỹ năng tự chăm sóc như ăn uống ,tắm giặt ,..

  • Hoạt động trị liệu cần có sự phối hợp của các nhà chuyên môn với cha mẹ trẻ hoặc người thân của trẻ.Sự ảnh hưởng qua lại của cha mẹ hoặc người thân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ có khó khăn về vận động.
  • Việc lập kế  hoạch cho hoạt động trị liệu đòi hỏi phải có thời gian và suy nghĩ một cách kỹ càng.Chúng ta cần phân tích từng tình huống để phát hiện ra tại sao trẻ gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ ,sau đó thiết kế các hoạt động để đáp ứng nhu cầu của trẻ về vận động, nhận biết hay hành vi.Ta không nên thực hiện các hoạt động giống nhau đối với mọi trẻ vì mỗi trẻ có nhu cầu khác nhau.

 VD1: Cháu An 5 tuổi. Chúng tôi thấy cháu gặp khó khăn khi cầm cốc uống nước. Cháu có thể cầm cốc đưa lên gần miệng. Khi quan sát chúng tôi thấy cháu không dang vai, vai chưa nâng được lên cao nên cốc nước cao chỉ để ở môi mà nước xuống được vào miệng. Vì vậy chúng tôi tạo nên cho trẻ một trò chơi đó là để trẻ ngồi gần gương và giơ tay ngang vai và nhặt đồ chơi vào một cái hộp. Sau đó dạy cách cầm cốc uống nước.

VD2: Cháu Minh Khang 5 tuổi, liệt ½ người phải chưa biết cách cởi áo phông cộc tay. Cháu cố gắng gập  khuỷu tay bên trái vào  áo để kéo áo qua đầu nhưng chưa làm được. Chúng tối thấy cháu nếu làm cách đưa một khuỷu tay vào áo , một tay kéo vạt áo thì cháu chưa làm được vì một tay cháu còn yếu . Chúng tôi đã hướng dẫn cháu đưa tay trái ra sau gáy để kéo cổ áo qua đầu ,sau đó cởi áo và cháu đã làm được.Vừa học cách cởi áo vừa chơi ú òa với Khang , Khang rất vui và hứng thú học cởi áo.

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin tức liên quan