CÓ NÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (PHCN) CHO TRẺ BẠI NÃO KÈM ĐỘNG KINH ?

CÓ NÊN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG (PHCN) CHO TRẺ BẠI NÃO KÈM ĐỘNG KINH ?

 

-Động kinh là sự rối loạn thần kinh trung ương theo từng cơn do sự phóng điện đột ngột quá mức của các neuron.

-Động kinh là bệnh thường gặp (chiếm 0,5% dân số) có thể phát cơn ngay từ lúc sơ sinh và ở mọi lứa tuổi.
– Là triệu chứng của nhiều bệnh não, nguyên nhân đa dạng, ở trẻ em có 3 nhóm chính:
+ Nguyên nhân bẩm sinh: Dị tật (nặng).
+ Nguyên nhân di truyền: Do gen (khó chữa).
+ Các bệnh não mắc phải: Hay gặp nhất là sốt cao co giật (co giật sốt).
Ngoài ra do các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyến hoá, chấn thương sản khoa, nhi khoa, …
– Các loại cơn động kinh ở trẻ em thường gặp như sau:
+ Cơn lớn: Cơn co giật toàn thể .
+ Cơn cục bộ: Chỉ co giật 1 tay, 1 chân, 1/2 người, cơn quay, …
+ Cơn nhỏ: Cơn vắng ý thức.
+ Cơn tự động: Cơn đi, cơn nhai, cơn đau nội tạng, cơn kích động, …
+ Trạng thái động kinh: Nhiều cơn kế tiếp kéo dài trên 1 giờ (cấp cứu).

Có  rất nhiều gia đình thắc mắc: Thưa bác sĩ em đi khám cho con thì các bác sĩ khuyên không nên phục hồi chức năng(PHCN) cho con vì con em có sóng động kinh. Bây giờ em phải làm thế nào ạ?

Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau đồng tình ,không đồng tình về vấn đề này. 
Theo Bác sĩ Hoàng Tâm-Giám đốc trung tâm nghiên cứu tâm lý-giáo dục trị liệu và phục hồi chức năng TrueHappiness -15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi.

“Khi bác sĩ khuyên không nên tập PHCN cho con bạn là không sai. Hầu hết các bác sĩ thần kinh đều khuyên bạn như vậy vì họ hiểu rõ cơ chế bệnh sinh của động kinh.Sợ rằng việc áp dụng vật lý trị liệu,phục hồi chức năng sẽ làm trẻ bị kích thích dẫn đến xuất hiện cơn động kinh nhiều hơn, ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.
Nhưng bác sĩ thần kinh không thể thể nắm hết được những kỹ thuật  PHCN, mức độ kích thích của từng kỹ thuật bởi mỗi kỹ thuật lại có rất nhiều mức độ kích thích khác nhau phụ thuộc vào ngưỡng chịu kích thích của từng trẻ. Vì vậy làm thế nào để tránh tạo ra những kích thích quá mức cho trẻ, để trẻ có thể vừa điều trị cắt cơn động kinh bằng thuốc lại vừa có thể luyện tập PHCN lại là nhiệm vụ của chúng tôi, những người làm về PHCN chuyên sâu. Nếu trẻ chỉ đơn thuần dùng thuốc động kinh thì có thể cắt được cơn động kinh nhưng sau 1 thời gian không được PHCN trẻ có thể bị teo nhẽo cơ( với thể liệt mềm); Co rút cơ, dính khớp, hạn chế tầm vận động khớp ( với thể liệt cứng) rất nhiều;…

-Việc PHCN cho trẻ bại não là một quá trình lâu dài và liên tục. Quá trình ấy không được phép gián đoạn mà phải được thực hiện song song với việc điều trị động kinh bằng thuốc nhằm duy trì sự hoạt động đều đặn của các tổ chức gân, cơ, dây chằng và duy trì tầm vận động của khớp, cũng như kiểm soát thăng bằng của trẻ, tăng cường tuần hoàn, hạn chế các bệnh thứ phát như: Viêm phổi ( do nằm lâu), táo bón ( do nhu động ruột giảm ),…

– Với những bác sĩ làm điều trị ở những chuyên nghành khác họ ko thể hiểu hết được những hậu quả nghiêm trọng của việc trẻ không được vận động trong một thời gian dài, cũng như không  hiểu hết được tác dụng to lớn của việc PHCN và những giá trị mà chuyên nghành PHCN mang lại. Ngay cả những bác sĩ, kỹ thuật viên PHCN được đào tạo bài bản mới ra trường cũng không thể hiểu hết được mà cần có một thời gian dài làm việc, tiếp xúc với các đối tượng đa dạng thì mới có được những kinh nghiệm nhất định để lý giải tại sao.

Đã có rất nhiều gia đình dừng việc PHCN và đưa con về khi bác sỹ kết luận con có sóng động kinh. Sau một thời gian dài cho trẻ trở lại để PHCN thì đã có rất nhiều di chứng nặng nề và đã qua giai đoạn vàng (1-3 tuổi ) để phục hồi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc phục hồi của trẻ sau nay. Vì vậy các gia đình không nên chỉ nghe từ một phía mà vội vàng đưa con về. Hãy tìm đến những nhà chuyên môn về PHCN có kinh nghiệm để được đánh giá và tư vấn cụ thể nhằm đem lại kết quả tốt nhất.

PHCN có rất nhiều phương pháp trị liệu,nếu trẻ không thích hợp với phương pháp này thì mình áp dụng phương pháp trị liệu khác. Phân tích, đánh giá và đưa ra phương pháp trị liệu hợp lý, hiệu quả trên từng trẻ là trách nhiệm của những nhà chuyên môn hoạt động ở lĩnh vực Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng”.

PHCN cho trẻ bại não kèm động kinh là một vấn đề khó,hi vọng với những chia sẻ của bác sĩ Tâm sẽ giúp ích cho các gia đình đang gặp phải vấn đề này.

Tin tức liên quan