NHẦM LẪN HAY KHOA HỌC

NHẦM LẪN HAY KHOA HỌC

  • Chậm phát triển là một vấn đề rất quan trọng. Trẻ thuộc nhóm có nguy cơ cao như: Trẻ bại não, trẻ đẻ non, trẻ sinh đôi trở lên, trong quá trình mang thai mẹ mắc một hoặc nhiều bệnh (tiểu đường, huyết áp, thuỷ đậu,… ), trong quá trình phát triển thai nhi gặp một vấn đề (suy dinh dưỡng bào thai, doạ sảy,…), …..
  • Trẻ chậm phát triển có thể bao gồm hoặc riêng rẽ từng vấn đề như: chậm phát triển vận động, chậm phát triển về nhận thức, chậm phát triển về ngôn ngữ.
Chậm phát triển có ảnh hưởng gì không???
  • Câu trả lời là  CÓ. Chậm phát triển ở trẻ ảnh hưởng đến việc hình thành các phản xạ thần kinh, hoàn thiện kỹ năng vận động, hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, hiểu ngôn ngữ, biểu đạt ngôn ngữ, biểu đạt cảm xúc. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, đi lại, học tập của trẻ.
Vậy làm thế nào để nhận biết được trẻ có chậm phát triển????
  •  Bằng việc theo dõi quá trình phát triển của bào thai, quá trình mang thai của mẹ, sự phát triển các mốc của con sau khi sinh. Sau đó áp dụng những phương pháp lượng giá dựa vào các tiêu chuẩn như: GMFCS, ASQ, GMFM,…mà có bảng lượng giá cụ thể về mốc phát triển bình thường của trẻ.
  •  Từ đó đưa ra nhưng phương pháp can thiệp hỗ trợ cụ thể cho từng trẻ ở từng mức độ khác nhau để trẻ phát triển tốt nhất.
Trên thực tế có nhiều gia đình không chấp nhận điều này và cho rằng bác sỹ đã sai làm khi chẩn đoán con là chậm phát triển, là tăng trương lực cơ,…Họ cho rằng bác sĩ đã sai, bác sĩ  đã doạ nạt rằng con sẽ bị này nọ.
Không phải như vậy. Chúng tôi là những người được đào tạo bài bản, chúng tôi được trang bị kiến thức về con người, làm việc dựa trên cơ sở khoa học. Chúng tôi lượng giá, sàng lọc để tìm ra những vấn đề của trẻ, từ đó đưa ra hướng can thiệp giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Y học phát triển. Nhiều phương pháp can thiệp mới được áo dụng. Trong đó phục hồi chức năng và can thiệp sớm cho trẻ là rất hiệu quả.
Có cần thiết phải can thiệp sớm cho trẻ không???
  • Câu trả lời là rất cần thiết.
Nhiều gia đình nói “thôi kệ nó, ngày trước anh nó, bố nó cũng vậy mà”.
Chúng ta đang sống ở một nền y học phát triển, tại sao lại phải “kệ nó”.
– Với những trẻ có tổn thương não nhẹ, hoặc chỉ chậm phát triển một chút thì có thể tự hoàn thiện được theo thời gian. Nhưng có một số trường hợp là không thể tự hoàn thiện được. Và hậu quả để lại là rất nghiêm trọng, trẻ có thể mang dị tật hoặc tàn phế suốt đời.
– Can thiệp sớm giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng còn thiếu, hay giúp trẻ giải quyết những khó khăn về vận động, ngôn ngữ, nhận thức. Bởi giai đoạn đầu đời từ 0 – 3 tuổi là rất quan trọng. Đặc biệt là giai đoạn 1 tuổi.
Khi trẻ hoàn thiện kỹ năng cơ bản (lật, lẫy, trườn, bò, đi lại) sớm sẽ giúp trẻ phát triển nhanh hơn và hoàn thiện các kỹ năng khác nhanh hơn.
– Những thành công chúng tôi đạt được không phải tự nhiên mà có. Nó là quá trình làm việc hoàn toàn nghiêm túc và khoa học.
Nếu trong quá trình phát triển của con mà bố mẹ thấy vấn đề gì lạ thì cần đưa con đến cấc cơ sở uy tín chuyên về nhi khoa để được khám đánh giá và tư vấn cụ thể. Đó là cách thể hiện tình yêu thương dành cho con thiết thực nhất.