TÁC DỤNG CỦA VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU ĐỐI VỚI TRẺ BẠI NÃO

TÁC DỤNG CỦA VẬN ĐỘNG TRỊ LIỆU ĐỐI VỚI TRẺ BẠI NÃO

 

 

      Một kỹ thuật quan trọng trong vật lý trị liệu để giúp cho trẻ bại não mau chóng phục hồi,cải thiện khả năng vận động giúp cho việc sinh hoạt và hoạt động dế dàng hơn đó là Vận động trị liệu.

Nếu như các kỹ thuật khác trong Vật lý trị liệu sử dụng tác nhân vật lý, tác động cơ học cần có sự can thiệp của máy móc, thiết bị và kỹ thuật viên, thì kỹ thuật vận động trị liệu có thể được thực hiện bởi kỹ thuật viên và các dụng cụ hỗ trợ.

Vận động trị liệu mang lại những hiệu quả :

  • Tăng sức mạnh cho cơ.
  • Tăng sức bền của cơ thể và tăng dần khả năng chịu đựng.
  • Phục hồi và duy trì tầm vận động của khớp.
  • Điều hòa vận động,điều hòa trương lực cơ.
  • Tăng khả năng kiểm soát không gian,kiểm soát đầu cổ…
  • Hoàn thiện những kỹ năng vận động còn thiếu sót của trẻ.

Một số kỹ thuật vận động cơ bản gồm có:

  • Vận động thụ động: áp dụng khi trẻ không thể tự thực hiện động tác, khi đó kỹ thuật viên hỗ trợ nhằm nâng cao cơ lực,duy trì tầm vận động khớp, chống teo cơ cứng khớp và hạn chế đau do vận động.
  • Vận động chủ động có trợ giúp: áp dụng khi trẻ có thể tự thực hiện động tác nhưng còn gặp khó khăn, khi đó kỹ thuật viên hỗ trợ hoặc người nhà hỗ trợ, cũng có thể là dụng cụ hỗ trợ…
  • Vận động chủ động: khi trẻ đã tự thực hiện được động tác, khi đó kỹ thuật viên khuyến khích trẻ duy trì tập luyện lặp đi lặp lại.
  • Vận động có trở lực: là bước tiếp theo khi trẻ tự thực hiện được động tác, khi này kỹ thuật viên hướng dẫn tự tập có thêm vật nặng, kéo với lò xo…
  • Vận động phối hợp động tác: là khi trẻ phối hợp nhiều động tác trong một bài tập như thể dục, đạp xe…

Cũng như các phương pháp điều trị khác, vận động trị liệu được chỉ định dựa trên từng trẻ,từng thể bệnh sau khi được thăm khám kỹ lưỡng.

Tin tức liên quan