TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẬN ĐỘNG THÔ VÀ VẬN ĐỘNG TINH

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẬN ĐỘNG THÔ VÀ VẬN ĐỘNG TINH

1. Vận động thô là gì?

Kỹ năng vận động thô là những vận động của toàn bộ cơ thể có sự tham gia của các nhóm cơ lớn để thực hiện các chức năng hàng ngày; ví dụ đứng, đi, chạy, nhảy, ngồi thẳng lưng trên ghế… Vận động thô còn bao gồm kỹ năng phối hợp tay mắt như chụp bóng, ném bóng, đá bóng, đạp xe đạp, trượt ván, bơi…

2. Tại sao vận động thô quan trọng?

Kỹ năng vận động thô 

rất quan trọng để giúp trẻ có khả năng thực hiện các hoạt động chức năng hàng ngày như đi và chạy, kỹ năng chơi với các thiết bị ngoài trời (như leo núi) và kỹ năng chơi thể thao (chụp, ném, đẩy bóng). Tuy nhiên, điều quan trọng hơn chính là kỹ năng tự chăm sóc bản thân như thay quần áo (trẻ cần đứng vững trên một chân để xỏ ống quần vào chân còn lại mà không bị ngã), lên xuống xe hoặc lên xuống giường.

Kỹ năng vận động thô có tầm ảnh hưởng đến các hoạt động trong học tập như duy trì tư thế thích hợp khi ngồi học tại bàn. Trẻ ngọ nguậy mất tập trung chú ý vì sức bền và và sức mạnh cơ không đủ cho trẻ ngồi lâu. Vận động thô còn ảnh hưởng đến vận động tinh, ví dụ viết, vẽ và cắt, ngồi thẳng lưng và làm theo hướng dẫn trong lớp. Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến khả năng và kết quả học tập của trẻ.

Kỹ năng vận động thô còn ảnh hưởng đến sức bền của một ngày học (ngồi thẳng lưng tại bàn, di chuyển xung quanh lớp và mang vật nặng). Vận động thô còn ảnh hưởng đến khả năng di chuyển linh hoạt của trẻ trong các môi trường như đi và tránh chướng ngại vật, lên xuống cầu thang mà không nhìn bước chân…

Không có kỹ năng vận động thô, trẻ gặp rất nhiều khó khăn từ ngày này qua ngày khác trong các sinh hoạt hàng ngày như ăn uống không gọn gàng, rơi vãi, khó dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, đi vệ sinh, ngồi bồn cầu…

Những biểu hiện của trẻ có khó khăn vận động thô là gì?

Trẻ có khó khăn vận động thô gồm có những biểu hiện sau:

–   Chậm ngồi, bò, đi, chạy và nhảy.
–   Cử động thô cứng, thiếu sự mềm mại hoặc vụng về, không đúng tầm, đúng hướng.
–   Né tránh, không quan tâm đến các trò chơi vận động thể chất hoặc vụng về khi chơi các trò chơi vận động thể chất, nhanh mệt.
–   Không thể duy trì tư thế thẳng người khi ngồi.
–   Không thể thực hiện những kỹ năng như bạn bè đồng trang lứa, vd: bắt bóng, ném bóng, đá bóng, nhảy lò cò, bật nhảy, đi trên bục thăng bằng…
–   Dễ trở nên cáu gắt, hống hách khi hướng dẫn người khác cách thực hiện các hoạt động thể chất, hoặc tham gia không tích cực trong trò chơi.
–   Không làm theo hướng dẫn nhiều bước để hoàn thành một nhiệm vụ hoạt động thể chất, vd: vượt chướng ngại vật.
–   Không lập kế hoạch và sắp xếp các sự kiện hoặc các bước trong một quy trình theo đúng thứ tự, vd: bước tới trước trước khi ném.
–   Không thực hiện vận động một cách an toàn, không biết nguy hiểm, vd: leo trèo, chạy lao ra đường.
–   Nỗ lực nhiều hơn so với bạn bè đồng trang lứa để hoàn thành một nhiệm vụ.
–   Mất đi những kỹ năng đã học thành thạo trước đây nếu trẻ không thường xuyên luyện tập.
–   Không thể ‘khái quát hóa’ hoặc sử dụng cùng một kỹ năng trong những tình huống khác nhau, vd: không thể thay đổi từ ném một quả bóng to và nặng sang một quả bóng nhẹ và nhỏ.
–   Kỹ năng cầm bút chì và vẽ thiếu và không khéo léo.
–   Viết và vẽ trong thời gian dài.
–   Chậm đáp ứng với những tác nhân kích thích xung quanh trẻ.
–   Khó khăn thao tác với các đồ chơi và dụng cụ nhỏ.

Tầm quan trọng của can thiệp trị liệu là gì?

–  Giải phóng nguồn năng lượng dư thừa của trẻ
–  Cải thiện tập trung chú ý khi làm những hoạt động tại bàn.
–  Giúp trẻ phát triển sức mạnh và sức bền để đáp ứng với những nhu cầu thể chất của một ngày học.
–  Cải thiện kỹ năng xử lý cảm giác: xúc giác, cảm thụ bản thể và tiền đình
–  Gia tăng khả năng làm theo hướng dẫn
–  Tạo cơ hội tương tác.
–  Học cách chờ đợi đến lượt của trẻ
–  Cải thiện khả năng giải quyết vấn đề
–  Thăng bằng và điều hợp
–  Sức mạnh và sức bền
–  Tập trung chú ý và tỉnh táo (xử lý cảm giác)
–  Nhận thức về cơ thể
–  Lập kế hoạch vận động