Bệnh Tự kỷ ở trẻ sơ sinh

Bệnh tự kỷ ở trẻ và phục hồi chức năng
 
1. Sơ lược về bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tự kỷ là một hội chứng dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời khiến người mắc gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm cùng sự hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng, người tự kỷ sẽ có khả năng phát triển các giá trị bản thân, hòa nhập cuộc sống.
Biểu hiện chung của bệnh tự kỷ bao gồm 3 khiếm khuyết là: Kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác,nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo tăng động và trí tuệ kém.
Bệnh tự kỷ trẻ em được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường.
Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất gặp 1/100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.
Phần lớn người ta chỉ phát hiện các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ được 2 tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu giúp cha mẹ phát hiện trẻ mắc tự kỷ ngay từ lúc mới 6 tháng tuổi.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị tự kỷ

Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sơ sinh

 

 
2. Nguyên nhân của bệnh tự kỷ ở trẻ em
Nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến tự kỷ đến thời điểm hiện tại vẫn là một dấu hỏi lớn đối với nền khoa học y tế.Mặc dù đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:
Di truyền: sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ
Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra.
Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm, …
3. Triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em
Thời điểm 6 tháng tuổi là thời điểm sớm nhất để chúng ta phát hiện bệnh tình của trẻ. Các triệu chứng của trẻ tự kỷ có thể rất khác nhau, tùy mức độ nghiêm trọng và thường không rõ ràng cho đến khi bé được hơn 2 tuổi.
Vì vậy, các mẹ nên thường xuyên theo dõi sự phát triển của con mình và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu phát hiện con có những biểu hiện bất thường, không giống với các bạn cùng trang lứa.
Các biểu hiện sau đây cần lưu ý:
3.1. Ít tiếp xúc với xã hội,ít cười ở trẻ tự kỷ
-Khi bạn cười vui với con mà trẻ không nở nụ cười với bạn điều này diễn ra thường xuyên thì đây có thể là dấu hiệu tự kỷ ở trẻ.Trẻ em 6 tháng tuổi có thể cười vui tươi,giòn giã,hay thể hiện cảm xúc vui vẻ với mọi người…
-Từ tháng thứ 8 trẻ không có cảm xúc sợ hãi trước người lạ.Đây là dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ rõ nhất,và biểu hiện nữa của trẻ tự kỷ đó là con rất ít và sợ tiếp xúc với mọi người xung quanh bằng ánh mắt,cử chỉ,điệu bộ, và ít cười.
-Một dấu hiệu nữa của trẻ tự kỷ là không nhận biết hoặc phân biệt được người trong nhà và người thân,trẻ xem người xung quanh như người dưng.Bên cạnh đó trẻ luôn tránh né người đối diện và không để ý người xung quanh.
3.2. Biểu hiện hành vi chống đối ở trẻ tự kỷ
Trẻ bị tự kỷ thường tìm tới môi trường an toàn và có hành vi chống đối với những thay đổi xung quanh như đồ đạc bị thay đổi hay phụ huynh thay đổi kiểu tóc,quần áo.
Dấu hiệu tự kỷ là trẻ hay có các hành vi ăn vạ,chống đối

Trẻ bị tự kỷ hay có dấu hiệu cực đoan

Khi đó trẻ sẽ có những hành vi như ăn vạ,ném đồ đạc,cáu gắt,đập phá,la hét..
3.3. Chậm bập bẹ tập nói  
Khi bạn tìm hiểu về “Những biểu hiện chậm bập bẹ nói ở trẻ” .Hay bé có thường xuyên cố gắng dùng âm thanh để giao tiếp với cha mẹ? Hoặc biểu hiện tập nói của trẻ khi đạt cột mốc 12 tháng tuổi?

Dấu hiệu trẻ tự kỷ là gặp khó khăn trong giao tiếp

Trẻ tự kỷ thường bị ảnh hưởng về ngôn ngữ giao tiếp.
Đến giai đoạn trẻ bập bẹ tập nói,nhưng con bạn lại không gây chú ý với cha mẹ và có những biểu hiện không gây sự chú ý với cha mẹ thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở trẻ.
Khi đạt 12 tháng tuổi đây là thời điểm trẻ bắt đầu phát ra âm thanh,tập nói,bắt chước âm thanh.Nếu con bạn có những biểu hiện sau thì nên lưu ý
Không đáp ứng với tiếng động, không bắt chước âm thanh.
Không bi bô phát ra các phụ âm (ví dụ p hoặc b).
Không biết bắt chước âm thanh từ tháng thứ 4.
Không phản ứng khi được gọi tên.
Trẻ tự kỷ khi lớn thường bị ảnh hưởng khi giao tiếp như sai văn phạm và nghĩa của từ.Nói đơn điệu và thiếu ngữ điệu,nhịp điệu,không diễn cảm hoặc bộc lộ cảm xúc khi nói
3.4. Hành vi lặp đi lặp lại
Trẻ tự kỷ thường có những hành vi khác với trẻ bình thường đó là những hành động lặp đi lặp lại: Lắc lư thân mình.Bên cạnh đó là dấu hiệu như hít,ngửi đồ vật thường gặp.
Kiểu chơi đồ chơi không phong phú,nghèo sự sáng tạo,không có cách chơi mới.Trí tưởng tượng của bé bị hạn chế.
3.5. Gắn bó bất thường
Dấu hiệu nữa cho thấy trẻ bị tự kỷ đó là trẻ sẽ gắn bó bất thường với một số đồ vật vô tri vô giác nào đó trong nhà như vỏ chai vỏ lọ,tờ lịch,sợi dây,cọng cỏ,bao lilon…
Trẻ còn thích những vật dụng như nồi ,niêu,xoong,chảo…chứ không thích những đồ chơi như các bé bình thường
3.6. Vận động chậm chạp 
Trẻ tự kỷ thường vận động chậm chạp do giảm tương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn tương lực cơ.Trẻ luôn cảm thấy khó khăn trong việc bắt chước vận động và trẻ không chịu mọi sự tập luyện trực tiếp
Các mốc để trẻ phát triển vận động như: Lăn,lẫy,trườn,bò.Nếu trẻ không vận động theo những mốc thời gian phát triển thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh tự kỷ
Ngoài ra trẻ tự kỷ còn có những hành động như nhăn nhó mặt,xoắn vặn bàn tay,xoay đầu và đập đầu..
3.7. Thích chơi một mình 
Biểu hiện rõ nhất của trẻ tự kỷ là thường không thích chơi đùa và kết giao bạn bè.Bé chỉ thích tự do chơi đùa trong không gian riêng một mình với những đồ đạc mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên cạnh mình.
Nếu bạn lấy đi hoặc thay thế bằng đồ chơi khác thì trẻ sẽ có biểu hiện như gào thét,khóc lóc,đập phá rồi sau đó lầm lì.
Đó là biểu hiện của trẻ tự kỷ,trái ngược với trẻ bình thường vì những đứa trẻ bình thường luôn thích được đi chơi,được cho tới những chỗ đông người.
3.8. Hành vi kỳ lạ
Trẻ bị bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ và khác thường như dùng các ngón tay đi,hay đi trên các ngón chân,chạy vòng tròng,đi từng bước và hay lắc lư,đu đưa người.

Trẻ tự kỷ có xu hướng chơi một mình

Các hành vi này thường xảy ra gián đoán hoặc liên tục
Có những trường hợp trẻ tự kỷ còn tự gây thương tích như chánh vào đầu,tự cắn,cào cấu bản thân,hoặc tự nhổ tóc.
3.1. Rối loạn ăn uống
Trẻ bị tự kỷ cũng thường gặp đó là trường hợp trẻ bị rối loạn ăn uống.Với các triệu chứng như trẻ chán ăn,hay nôn mửa,rối loạn động tác mút.
Khi đến tuổi lớn hơn trẻ thường từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ,các thức ăn từ sữa sẽ được trẻ sử dụng nhiều hơn.
3.10. Khiếm khuyết về trí tuệ
Một trong những dấu hiệu nhận biết được ở trẻ tự kỷ đó là các con bị khiếm khuyết về mặt trí tuệ.Theo nghiên cứ có đến 40% trẻ mắc bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm.Chỉ có 30% còn lại cho thấy trẻ có khả năng phát triển bình thường

Trẻ tự kỷ thường gặp khiếm khuyết về mặt trí tuệ

Dưới đây là các hành vi tự kỷ dễ nhận biết nhất ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần chú ý:
Lặp đi lặp lại một số động tác: liên tục vẫy tay, tự xoay người vòng vòng
Khó thích nghi hay cứng nhắc: rất thích xếp đồ vật theo đúng thứ tự, ngăn nắp.
Thiếu thích thú, không biết vui đùa.
Nhạy cảm với thức ăn, mùi vị, âm thanh hay hình ảnh: thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật rất đỗi thông thường.
4. Những đối tượng có nguy cơ bệnh Tự kỷ ở trẻ em
Yếu tố nguy cơ làm cho bệnh tự kỷ ở trẻ nặng lên:
Gia đình ít dành thời gian dạy trẻ,quan tâm đến con mình
Cho trẻ xem tivi quá nhiều dẫn đến trẻ sinh ra chứng tự kỷ ở trẻ
Ít cho trẻ được tiếp xúc và chơi với những trẻ khác làm cho trẻ lầm lì và lâu dần sinh ra chứng tự kỷ ở trẻ
5. Dấu hiệu chỉ báo nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ 
Xảy ra ở tháng thứ 12 trẻ không nói bập bẹ
Xảy ra ở tháng thứ 12 trẻ vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp
Khi trẻ được 16 tháng tuổi trẻ chưa nói từ đơn
Khi 24 tháng tuổi trẻ chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ
Trẻ bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào
Đảm bảo thai sản an toàn cho người mẹ
Hạn chế sinh con khi cao tuổi
Tránh các yếu tố bất lợi của môi trường sống
Quan tâm tác động sớm tới trẻ trong chơi tương tác, vận động và phát triển giao tiếp
Phụ nữ khi mang thai tránh tiếp xúc với một số loại hóa chất, thuốc (chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm).
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai mắc các bệnh về chuyển hóa như béo phì hay tiểu đường cần tham khảo kỹ theo chỉ định của bác sỹ.
7. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Tự kỷ ở trẻ em 
Lâm sàng: Trẻ khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường.
Theo phân loại lâm sàng có 5 thể:
– Tự kỷ điển hình (tự kỷ Kanner): bao gồm các dấu hiệu bất thường ở cả 3 lĩnh vực kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành vi bất thường, khởi phát trước 3 tuổi.
– Hội chứng Asperger (tự kỷ chức năng cao): kém tương tác xã hội, nói được nhưng giao tiếp bất thường, không chậm nhận thức, xuất hiện sau 3 tuổi.
– Hội chứng Rett: thường gặp ở trẻ gái, sự thoái triển xảy ra khi trẻ 6 – 18 tháng, động tác định hình ở tay, vẹo cột sống, đầu nhỏ, chậm trí tuệ mức độ nặng.
– Rối loạn phân rã tuổi ấu thơ: sự thoái lùi phát triển xảy ra trước 10 tuổi.
– Tự kỷ không điển hình: chỉ có bất thường một trong 3 lĩnh vực, là tự kỷ mức độ nhẹ.
Theo khả năng trí tuệ và phát triển ngôn ngữ 
– Tự kỷ có trí thông minh cao và nói được
– Tự kỷ có trí thông minh cao nhưng không nói được
– Tự kỷ có trí tuệ thấp và nói được
– Tự kỷ có trí tuệ thấp và không nói được
Xét nghiệm: hiện nay trên thế giới vẫn chưa có xét nghiệm sinh học đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ. Để chẩn đoán tự kỷ cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được làm một số trắc nghiệm tâm lý đánh giá phát triển tâm vận động cho trẻ dưới 6 tuổi và trí tuệ cho trẻ lớn hơn, trắc nghiệm về hành vi cảm xúc, thang sàng lọc tự kỷ M- CHAT, thang đo mức độ tự kỷ CARS.
8. Các biện pháp điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một hội chứng,không phải là bệnh và không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc chữa hội chứng tự kỷ.
0Phương pháp chữa bệnh tự kỷ cho trẻ
Tuy nhiên,nếu các bậc phụ huynh phát hiện dấu hiệu tự kỷ ở trẻ sớm và ở mức độ nhẹ.
Thì khi đó các bác sỹ sẽ có các biện pháp trị liệu ,can thiệp sớm giúp cho trẻ tư duy và phát triển ngay các kỹ năng tư duy,khả năng giao tiế,ngôn ngữ,nhận thức…
Trong trường hợp bị nặng thì các biện pháp can thiệp trị liệu chỉ giúp cải thiện phần nào về khả năng giao tiếp và ngôn ngữ.
Các biện pháp điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ tự kỷ bằng chế độ quan tâm đặc biệt:
Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương cũng như sự quan tâm trở che từ cha mẹ cũng như người thân trong gia đình.
Không nên mặc cảm,mà bỏ rơi trẻ,và không nên để người khác kỳ thị trẻ.Phụ huynh nên kêu gọi mọi người quan tâm tới trẻ hơn và luôn dành thời gian để cùng con cải thiện chứng bệnh.
Tự kỷ ở trẻ là hối chứng dù nặng hay nhẹ,với các tình trạng như suy giảm nhận thức,tương tác xã hội,ngôn ngữ hành vi,khả năng giao tiếp.Vì vậy muốn cải thiện phải có quá trình lâu dài,bền bỉ.
Cần có sự phối hợp của cha mẹ,gia đình,mọi người thân xung quanh mới có thể mang lại hiệu quả cho con.Chứ không phải phụ thuộc tất cả vào bác sỹ hay vào loại thuốc chữa trị.
Phụ huynh phải luôn theo sát con và cần theo dõi tình trạng của con liên tục để trao đổi với bác sỹ,chuyên gia tâm lý,bác sỹ mới cho lời khuyên và cách chưa trị một cách đúng đắng nhất.

Tin tức liên quan