Bài Tập Khởi Động, Vận Động Chi Dưới Cho Trẻ Tại True Happiness

Bài viết dưới đây là các bài tập khởi động, vận động chi dưới cho trẻ tại True Happiness. Ba mẹ hãy theo dõi và tìm hiểu nhé!

Bài Tập Khởi Động, Vận Động Chi Dưới Cho Trẻ Tại True Happiness

Bài Tập Khởi Động, Vận Động Chi Dưới Cho Trẻ Tại True Happiness

Mục tiêu của bài tập

Xoa bóp toàn bộ vùng mông, hông, đùi, gối, cẳng chân, cổ chân trẻ. Tập trung vùng cơ bị co cứng, nguyên ủy, bám tận của nhóm cơ co cứng

1. Khớp hông

Kỹ thuật: Trẻ nằm ngửa, chân kỹ thuật viên (KTV) cố định 1 chân của trẻ. Chân còn lại, KTV 1 tay cố định gối, 1 tay cố định cổ chân trẻ, thực hiện động tác:

  • Gập khớp hông (kết hợp gập gối) từ 0 đến 135 độ
  • Dạng khớp hông (0 độ đến 45 độ).
  • Duỗi khớp hông (kết hợp duỗi gối) từ 0 độ đến 30 độ.
  • Khép khớp hông (0 độ đến 30 độ).
  • Xoay trong khớp hông (0 độ đến 45-50 độ).
  • Xoay ngoài khớp hông (0 độ đến 45-50 độ).
  • Kết hợp gập (0 đến 135 độ) duỗi gối, xoay trong, xoay ngoài khớp hông kết hợp gập gối theo chiều kim đồng hồ, ngược chiều kim đồng hồ.

>> Xem thêm: Một Số Bài Tập Cho Trẻ Bại Não Hiệu Quả Tại Nhà

2. Cổ chân

Kỹ thuật: Trẻ nằm ngửa, Chân KTV cố định 1 chân của trẻ. Chân còn lại, KTV 1 tay cố định cổ chân, 1 tay cố định bàn chân trẻ, thực hiện động tác:

  • Gập mặt lòng bàn chân (0 độ đến 50 độ).
  • Gập mặt mu bàn chân (0 độ đến 15 độ).
  • Nghiêng trong bàn chân (0 độ đến 35 độ).
  • Nghiêng ngoài bàn chân (0 độ đến 20 độ).
  • Kết hợp: Xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ

3. Khởi động cổ

Mục tiêu: Xoa bóp toàn bộ vùng cơ cổ, tâp trung vùng cơ thang, cơ ức đòn chũm và nhóm cơ cạnh sống cổ.

Nghiêng cổ sang 2 bên

Nghiêng cổ trái: (0 đến 45 độ).

Kỹ thuật:

  • KTV ngồi phía sau trẻ.
  • Tay phải cố định vùng trán (bàn tay), cẳng tay trái cố định vào đai vai trẻ (sát phía cổ), cẳng tay nghiêng vào trong (bàn tay quay vào phía cổ trẻ) cẳng tay với cổ tạo thành 1 góc 90 độ.

Thực hiện động tác:

  • Thì 1: Từ vị trí trung gian, tay giữ trán từ từ dùng gốc bàn tay đẩy 1 lực nhẹ hướng cổ sang trái đồng thời tay ở vị trí cổ xoay nhẹ cẳng tay từ nghiêng sang ngửa cẳng tay.
  • Thì 2: Tay giữ trán từ từ đẩy 1 lực nhẹ hướng cổ về vị trí trung gian đồng thời tay ở vị trí cổ xoay nhẹ cẳng tay từ ngửa về vị trí ban đầu.
  • Nghiêng cổ phải: Thực hiện ngược lại.

Gập, duỗi, xoay cổ

KTV ngồi phía sau trẻ.

Một tay cố định vùng trán (bàn tay), một tay cố định vào sau gáy trẻ (Vùng cẳng tay cố định chắc vào gáy, bàn tay bám vào vai).

Ví dụ: Tay phải KTV giữ trán trẻ, bàn tay trái giữ vai phải của trẻ, cẳng tay ở vị trí gáy).

Thưc hiện động tác gập, duỗi cổ (0 độ đến 45 độ)

  • Thì 1: Cố định trán từ từ đưa cẳng tay lên, đẩy nhẹ nhàng gập cổ xuống.
  • Thì 2: Tay giữ trán từ từ đẩy đầu về phiá sau đồng thời cẳng tay hạ dần xuống.

Thực hiện động tác xoay cổ: KTV cố định cẳng tay trên 2 vai trẻ, 2 bàn tay ôm lấy mang tai từ từ xoay đầu trẻ sang 2 bên.

Lưu ý

Vận động cột sống cổ: KTV đứng sau lưng trẻ. Một tay đỡ cằm (trái), tay kia để ở xương trán (phải) từ từ vận động đầu trẻ sang phải, trái với góc độ tăng dần đến khi KTV thấy cơ mềm và không thấy trở lực gì ở tay, lúc đó KTV sẽ dùng sức hơi mạnh lắc đầu trẻ sang phải rồi tiếp tục phía bên kia. Trong khi vận động có thể nghe thấy tiếng kêu ở cột sống cổ (bên trái ngược lại).

  • Động tác làm từ từ, chuyển động theo tầm vận động của cột sống cổ, đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Trong quá trình xoay cổ luôn để ý trạng thái tâm lí của trẻ, tránh việc làm trẻ quá khó chịu.
  • Tổng hợp các cử động cổ (0 độ đến 60 độ): Cố định tay như gập, duỗi cổ: Từ từ chuyển động vùng cổ trẻ theo hướng cùng chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
  • Thực hiện mỗi cử động cổ từ 15 đến 20 lần.

4. Vận động thân mình

Bài Tập Khởi Động, Vận Động Chi Dưới Cho Trẻ Tại True Happiness

Vận động thân mình

Có nhiều cách khác nhau:

  • Trẻ nằm ngửa, thoải mái, KTV cầm cổ chân trẻ. Chuyển động chân trái nghiêng sang phải, chân phải nghiêng sang trái. Chuyển động nhịp nhàng, liên tục để chuyển động chân, thân mình, vai.
  • Trẻ nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng được cố định bởi chân của KTV, 1 tay KTV cầm 2 tay trẻ, 1 tay cố định cổ trẻ. Từ từ nâng thân mình trẻ ngồi dậy sau đó nghiêng trái, nghiêng phải, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
  • Trẻ ngồi đối diện hoặc cùng chiều với KTV hai chân mở rộng được cố định chắc bởi chân KTV, KTV cố định 2 vai hoặc cổ trẻ, từ từ nghiêng thân mình sang trái, phải, xoay tròn theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

5.  Phối hợp tay chân

Dưới đây là 2 bài tập phối hợp tay chân cho trẻ

Tay chân cùng bên (tay phải chân phải, tay trái chân trái)

KTV 1 tay cầm cẳng chân (sát gối) ,1 tay cầm cẳng tay trẻ (sát khuỷu)

  • Cách 1:

Nhịp 1: Đưa gối áp sát bụng và đưa tay lên đầu.

Nhịp 2: Đưa trở về trạng thái ban đầu.

  • Cách 2:

Nhịp 1: Chân thẳng, tay đưa cao lên đầu

Nhịp 2: Từ từ đưa chân và tay vào gần nhau, cố gắng cho đầu gối và khuỷu tay chạm vào nhau

Thực hiện động tác từ từ và đồng thời cả chân và tay, thực hiện liên tục mỗi bên tập 20-25 lần

>> Xem thêm: (Phần cuối) Một Số Bài Tập Tạo Thuận Kiểm Soát Đầu Cổ Cho Trẻ

Tay chân đối bên (tay phải chân trái, tay trái chân phải)

Kỹ thuật:

  • KTV 1 tay cầm cẳng chân (sát gối), 1 tay cầm cẳng tay trẻ (sát khuỷu).
  • Nhịp 1: Chân thẳng, tay đưa cao lên đầu.
  • Nhịp 2: từ từ đưa chân và tay vào gần nhau, cố gắng cho đầu gối và khuỷu tay chạm vào nhau.
  • Thực hiện động tác từ từ và đồng thời cả chân và tay, thực hiện liên tục mỗi bên tập 20-25 lần.

Kết luận

Đây là các bài tập khó vận động chi dưới cần sự hỗ trợ và quan sát của người cho chuyên môn, các kỹ thuật viên có kinh nghiệm. Gia đình nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi tập cho trẻ tại nhà. Bài tập vận động chi dưới sẽ giúp trẻ có thể kiểm soát thân mình, cải thiện kỹ năng vận động cho trẻ. Hi vọng ba mẹ có thể hiểu hơn về các bài tập giúp vận động chi dưới cho trẻ. Gia đình hãy liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, tự kỷ, trẻ gặp các vấn đề về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 872 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpag: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan