Tìm Hiểu Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân Trẻ Tăng Động

Ba mẹ hãy cùng True Happiness tìm hiểu về trẻ tăng động, nguyên nhân và triệu chứng ở trẻ nhé!

Tìm Hiểu Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân Trẻ Tăng Động

Tìm Hiểu Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân Trẻ Tăng Động

1. Tìm hiểu về trẻ tăng động

Tăng động hay còn gọi là ADHS, rối loạn giảm chú ý tăng động. Đây là một dạng rối loạn hành vi ở trẻ. Trẻ tăng động bị giảm khả năng tập trung và thường hiếu động hơn các trẻ khác. Hội chứng này sẽ làm giảm khả năng học tập của trẻ một cách nghiêm trọng.

Các bé trai có tỉ lệ mắc hội chứng tăng động cao hơn gấp 3 lần so với các bé gái. Trẻ ở độ tuổi từ 8 đến 11 tuổi có tỷ lệ mắc hội chứng này cao nhất. Khi trẻ trưởng thành thì hội chứng tăng động có khuynh hướng giảm xuống.

>> Xem thêm: Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

2. Nguyên nhân trẻ tăng động

Nguyên nhân tăng động và giảm chú ý ở trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và thiếu thông tin chính xác. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng mất cân bằng các hóa chất trong não có thể là một trong những nguyên nhân của tình trạng này.

Các nghiên cứu ngày càng chỉ ra sự không bình thường trong hệ thống hoạt động của noradrenergic và dopaminergic ở trẻ em bị rối loạn tăng động và giảm chú ý. Sự không bình thường này trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ.

Do di truyền

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 25% người có mối quan hệ huyết thống với trẻ em bị rối loạn tăng động và giảm chú ý cũng mắc phải tình trạng này. Sự tỷ lệ cao của trẻ sinh đôi mắc cả hai rối loạn cũng là một bằng chứng cho vai trò của yếu tố di truyền trong bệnh rối loạn tăng động và giảm chú ý. Hiện nay, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu để xác định các gen liên quan đến bệnh này.

Do chấn thương não

Chấn thương não có thể là một trong những nguyên nhân ban đầu gây tăng động ở trẻ em. Rất nhiều trẻ bị hoặc từng bị chấn thương não có các dấu hiệu hành vi tương tự như rối loạn tăng động và giảm chú ý. Khoảng dưới 5% trẻ em mắc ADHD được xác định là có bằng chứng bị tổn thương hệ thần kinh.

Các nguyên nhân khác

Các yếu tố khác cũng đóng vai trò trong nguyên nhân tăng động ở trẻ em. Chế độ dinh dưỡng của người mẹ trong quá trình mang thai có mối liên quan mật thiết với tình trạng này. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá thường xuyên. Có thể tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tăng động và giảm chú ý ở trẻ. Ngoài ra, có nhiều yếu tố nguy cơ khác như trẻ bị phơi nhiễm chì trước khi sinh, cân nặng khi sinh nhỏ hơn 1500g, thiếu sắt trong cơ thể, và các cơn ngừng thở khi ngủ.

>> Xem thêm: Trẻ tăng động giảm chú ý nguyên nhân do đâu?

3. Các dấu hiệu của trẻ tăng động

Có thể chia hội chứng này thành 2 nhóm như sau:

Nhóm các dấu hiệu triệu chứng trẻ bị giảm tập trung chú ý

  • Trẻ không chú ý lắng nghe khi giao tiếp với người khác
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc hoàn thành các bài tập hoặc việc nhà đòi hỏi tập trung trong thời gian dài.
  • Trẻ gặp khó khăn trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
  • Trẻ rất dễ bị phân tâm
  • Trẻ không làm theo hướng dẫn và không thể hoàn thành các công việc được bố mẹ hoặc thầy cô giao

Nhóm các dấu hiệu triệu chứng tăng động

  • Trẻ không thể ngồi yên
  • Trẻ khó kiềm chế cảm xúc, khóc lóc, quậy phá, dễ nóng giận.
  • Trẻ thường bộc phát cơn giận, thịnh nộ vào thời điểm không phù hợp
  • Cử động tay chân liên tục
  • Liên tục chạy nhảy, leo trèo
  • Nói liên tục, không ngừng nghỉ
  • Trẻ thường hành động một cách bộc phát, không quan tâm đến hậu quả. Thậm chí là những hành động nguy hiểm.
  • Trẻ hay ngắt lời người khác
  • Khi người khác hỏi trẻ sẽ trả lời trước khi câu hỏi kết thúc
  • Trẻ khó chịu, bứt rứt khi phải chờ đợi
  • Trẻ thường chuyển động như lái xe mô tô
  • Trẻ làm ồn khi bị yêu cầu phải yên lặng.

4. Lưu ý khi dạy trẻ tăng động tại nhà

Tìm Hiểu Dấu Hiệu Và Nguyên Nhân Trẻ Tăng Động

Lưu ý khi dạy trẻ tăng động tại nhà

Khi dạy trẻ tăng động tại nhà, có một số lưu ý quan trọng để ba mẹ có thể tạo ra môi trường học tập hiệu quả và hỗ trợ sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số gợi ý từ trung tâm:

  • Tạo ra môi trường yên tĩnh: Trẻ tăng động thường khó tập trung vào công việc. Hãy cung cấp cho trẻ một không gian yên tĩnh, cách xa các yếu tố sao nhãng như đồ chơi phát ra âm thanh.
  • Thiết lập lịch trình và thời gian học cố định: Gia đình nên tạo ra một lịch trình hằng ngày cho con. Và đặt thời gian cố định để học và làm bài tập. Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ sử dụng kỹ năng quản lý thời gian.
  • Sử dụng phương pháp học hình ảnh và đa giác quan: Trẻ tăng động thường học tốt hơn thông qua các phương pháp học hình ảnh và đa giác quan. Sử dụng hình ảnh, đồ họa, mô hình, đồ chơi tương tác và các công cụ học tập tương tự có thể giúp trẻ hứng thú và tập trung hơn.
  • Chia nhỏ công việc và đặt mục tiêu nhỏ: Đối với trẻ tăng động, công việc dài và phức tạp có thể làm mất tập trung. Ba mẹ nên chia nhỏ các nhiệm vụ thành các bước nhỏ và đặt mục tiêu nhỏ để giúp trẻ cảm thấy thành công và tiến bộ dần
  • Tạo ra sự động lực và phần thưởng: Ba mẹ nên phần thưởng nhỏ để khuyến khích trẻ khi trẻ đạt được mục tiêu được đặt ra trước đó.

Lưu ý rằng mỗi trẻ đều đặc điểm riêng. Vì vậy ba mẹ cần hiểu về con và thử các phương pháp trên để xem phương pháp nào phù hợp với bé. Qua đó tạo ra một môi trường học tập tốt nhất cho con.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết, gia đình có thêm kiến thức về hội chứng tăng động, nguyên nhân, dấu hiệu và lưu ý khi dạy trẻ tăng động tại nhà. Gia đình hãy liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, tự kỷ, trẻ gặp các vấn đề về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 872 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpag: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan