Biết Bò: Cột Mốc Quan Trọng Đầu Đời Của Bé

Biết bò là một trong những dấu mốc quan trọng đầu đời của bé. Tập bò là cách đầu tiên để bé có thể tự mình di chuyển. Vậy khi nào thì trẻ biết bò? Gia đình cần quan tâm thời điểm nếu trẻ chưa biết bò? Hãy theo dõi bài viết dưới đây!

Biết Bò: Cột Mốc Quan Trọng Đầu Đời Của Bé

Biết Bò: Cột Mốc Quan Trọng Đầu Đời Của Bé

Khi nào thì trẻ biết bò?

Hầu hết trẻ có thể bò trong độ tuổi từ 6 đến 12 tháng. Ngoài bò ra trẻ có thể có các hoạt động khác như trườn, xoay người hoặc lăn, nằm sấp.

Việc bò bằng tay và đầu gối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển khả năng phối hợp của trẻ. Bằng cách phối hợp giữa các chi hai bên, phối hợp giữa chi trên và chi dưới, và hỗ trợ sự phát triển thần kinh quan trọng cho việc đọc và viết của trẻ trong tương lai. Ngoài ra, sự tiếp xúc của tay và đầu gối với mặt đất cung cấp nhận thức quan trọng về “cơ thể trong không gian”. Điều này cũng tăng cường sức mạnh cho cơ vai và hỗ trợ các kỹ năng vận động khác.

>> Xem thêm: Tầm Quan Trọng Và Cách Thúc Đẩy Vận Động Tinh Ở Trẻ

Gia đình nên làm gì để khuyến khích bé bò?

Gia đình nên thử các cách sau để khuyến khích trẻ tập bò

  • Để trẻ nằm sấp lâu hơn: Nằm sấp sẽ giúp trẻ phát triển sức mạnh ở vai, cánh tay và chân. Trẻ sẽ sử dụng các cơ đó để bắt đầu tập bò
  • Để trẻ nằm trong khu vực an toàn: Gia đình nên để trẻ nằm ở trong phòng khách hoặc phòng ngủ. Loại bỏ mọi nguy cơ tiềm ẩn có thể làm trẻ bị đau, bị thương. Ba mẹ hãy cho trẻ có thời gian tự chơi đùa với đồ chơi bé thích nhưng vẫn còn có sự giám sát của gia đình.
  • Kích thích trẻ bằng đồ chơi yêu thích: Để một món đồ trẻ yêu thích ngoài tầm với của trẻ để kích thích sự tò mò. Khuyến khích trẻ với lấy nó.

>> Xem thêm: Cách Xoa Bóp Bấm Huyệt Cho Trẻ Sơ Sinh

Lưu ý cho gia đình khi trẻ tập bò

Biết Bò: Cột Mốc Quan Trọng Đầu Đời Của Bé

Lưu ý cho gia đình khi trẻ tập bò

Trẻ em rất tò mò và hiếu động. Trong ngôi nhà của bạn có rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn có thể làm đau bé. Gia đình hãy chú ý tới những vật sau:

  • Các góc nhọn: Gia đình có thể sử dụng các vật bảo vệ bằng cao su hoặc các tấm chắn góc để đồ nội thất trong nhà an toàn hơn.
  • Các ngăn tủ: Hãy lắp các chốt và khóa an toàn đúng cách trên cửa tủ và ngăn kéo. Đặc biệt là những ngăn chứa các sản phẩm tẩy rửa, thuốc, dao, diêm hoặc các vật dụng khác có thể gây hại cho bé.
  • Các sợi dây rèm, bộ mành ở cửa sổ: Những sợi dây treo từ rèm cửa hoặc bộ mành có thể là một điểm hấp dẫn cho trẻ em nắm lấy, nhưng nó cũng có thể gây nguy hiểm khiến trẻ. Gia đình hãy cất các dây lên trên cao để trẻ không với tới hoặc lắp tấm phủ cửa sổ để tránh tình huống nguy hiểm này.
  • Bảo vệ trẻ tránh cầu thang: Nên sử dụng rào chắn an toàn chắc chắn để đảm bảo rằng trẻ không bị ngã nhào xuống cầu thang. Rào chắn cần được lắp ở cả đầu và cuối cầu thang để đảm bảo an toàn tối đa.
  • Bảo vệ trẻ khỏi các ổ cắm điện: Gia đình nên mua các nắp che ổ cắm và lắp chúng vào tất cả các ổ cắm trong nhà để ngăn trẻ tiếp xúc với nguồn điện.
  • Cố định vật nặng và đồ đạc: Nên đảm bảo rằng TV, giá sách và các vật nặng khác được cố định để tránh trẻ vô tình đẩy đổ hoặc đè lên trẻ.

Khi nào cần quan tâm khi trẻ vẫn chưa biết bò?

Sự phát triển của trẻ sẽ không giống nhau. Mỗi trẻ sẽ có thời gian phát triển khác, phương pháp khác nhau. Nhưng nếu khoảng 6 đến 12 tháng mà bé vẫn không có dấu hiệu tập bò hay tìm cách di chuyển tay và chân. Gia đình nên đưa trẻ tới các trung tâm chuyên về vận động để khám đánh giá cho trẻ. Đặc biệt là trẻ sinh non, trẻ sinh non có thể tập bò chậm hơn vài tháng so với các bạn.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết gia đình biết thêm về thời điểm trẻ biết bò, các dấu hiệu, lưu ý. Các bậc phụ huynh hãy ở bên cạnh, quan tâm và chăm sóc con để có những phút giây vui vẻ bên trẻ và tạo những kỷ niệm tuyệt vời. Gia đình hãy liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, tự kỷ, trẻ gặp các vấn đề về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 872 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpag: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan