Bại não được xem là mổ rối loạn vận động với sự phát triển não bộ của trẻ. Điều này gây ảnh hưởng trong việc ăn uống, đi lại hay cách giữ thăng bằng của trẻ. Hiện nay, tình trạng trẻ em bị bại não ngày càng gia tăng. Điều này làm rất nhiều phụ huynh lo lắng vì nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Vậy trẻ bại não có dấu hiệu gì? Cách điều trị và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết sau.
Bãi não ở trẻ là gì?
Bại não là thuật ngữ để chỉ sự rối loạn vận động gây ảnh hưởng đến việc giữ thăng bằng, khả năng di chuyển và tư thế của trẻ. Do rối loạn thần kinh cơ gây ra bởi sự tổn thương vỏ não ảnh hưởng đến sự vận động của não đang phát triển.
Bại não xuất hiện ở bé gái ít hơn bé trai, trẻ da trắng ít hơn trẻ da đen. 75% – 85% trẻ em bị bại não co cứng, các cơ của trẻ sẽ bị cứng làm cho việc di chuyển hay đi lại vô cùng khó khăn.
>> Xem thêm: 13 Cách Dạy Trẻ Tự Kỷ Tập Trung Tại Nhà, Hiệu Quả
Phân loại bại não ở trẻ
Bại não có thể được chia dựa trên một số thể sau:
Bại não vận động
Trẻ bị bại não vận động sẽ gặp các rối loạn trong việc vận động quan sát. Các thể lâm sàn liên quan chặt chẽ đến vùng não tổn thương như sau:
- Thể tăng động: Tại đây, có sự gia tăng hoạt động của các cơ. Từ đó, gây ra các hoạt động bất bình thường. Một số biểu hiện rối loạn vận động khác như múa vờn, trương lức và múa giật…
- Thể co cứng: Khi trẻ cố gắng di chuyển hoặc giữ bản thân ở một tư thế chống lại trọng lực thì cơ sẽ bị cứng quá mức.
- Thể thất điều: Đặc trưng của thể này bởi các chuyển đọng run rẩy. Do đó, gây ra sự mất thăng bằng ở trẻ. Thể này thường rất ít gặp phải.
Bại não theo định khu
Bại não theo định khu là sự phân bổ những khiếm khuyết và các phần cơ thể bị ảnh hưởng. Các khiếm khuyết có thể ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể có khi chỉ là 1 bên cơ thể trẻ.
- Bại não một bên: Gồm liệt nửa người và liệt một chi. Liệt một chi có thể ở chân hoặc tay, ở bên trái hoặc bên phải.
- Bại não hai bên: Gồm liệt hai chi, ba chi hay liệt tứ chi. Liệt hai chi thường xảy ra ở cả hai chân gây khiếm khuyết ở chức năng chi trên. Liệt ba chi gây ảnh hưởng ba chi không làm ảnh hưởng chi thứ tư. Liệt tứ chi còn gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau cổ, đầu, toàn thân.
- Bại não theo mức độ nặng: Ở mức độ này, trẻ bại não được mô tả và phân loại các khiếm khuyết vận động theo mức độ. Hệ thống phân loại theo chức năng: khả năng ăn uống, giao tiếp, vận động.
Trẻ bại não có dấu hiệu gì?
Để nhận biết sớm dấu hiệu của bại não, cha mẹ cần thường xuyên quan sát và kiểm tra các mốc phát triển vận động của trẻ từ khi chào đời đến khi đã tròn 5 tuổi.
Dấu hiệu bại não ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
- Khi trẻ được bế lên trong tư thế nằm ngửa thấy đầu của trẻ ngả ra sau.
- Trẻ có thể bị mềm nhũn hoặc cứng
- Khi được bế, trẻ có dấu hiệu ưỡn lưng hoặc ngửa cố quá mức
- Hai chân trẻ bắt chéo và cứng đờ khi được bế lên
Dấu hiệu trẻ bại não từ 6 tháng tuổi trở lên
- Trẻ hoàn toàn không lật được người sang các hướng khác nhau
- Trẻ không thể chạm hai bàn tay vào nhau
- Trẻ gặp khó khăn khi cho bàn tay lên miệng
- Một tay nắm chặt và chỉ với một bàn tay
Dấu hiệu bại não ở trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên
- Tư thế bò của trẻ nghiêng bằng 1 chân và 1 tay. Chân tay đối diện thì chỉ như kéo lê.
- Trẻ không thể bò được bằng tứ chi mà chỉ di chuyển bằng nhảy đầu gối hoặc mông.
Trẻ bại não có dấu hiệu gì? Dấu hiệu của trẻ bại não sẽ chia ra từng thời gian như trên, cha mẹ cần lưu ý để phát hiện căn bệnh bại não kịp thời cho con. Từ đó, có phương pháp điều trị sớm và tốt nhất.
Các biến chứng có thể xảy ra đối với trẻ bại não
Bại não gây ra rất nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Các biến chứng bao gồm:
- Tình trạng co rút cơ: Cơ rút cơ làm hạn chế sự phát triển của xương, biến dạng xương, trật khớp hoặc bán trật khớp.
- Lão hóa sớm: Biến chứng này xảy ra với những người bại não ở độ tuổi 40.
- Thiếu dinh dưỡng: Trẻ gặp khó khăn khi nuốt nên cản trở quá trình hấp thụ dinh dưỡng. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của xương. Một số trường hợp trẻ bị nặng còn dùng ống nuôi ăn để bổ sung dinh dưỡng.
- Đối mặt các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Người bệnh thường có vấn đề về tâm thần, cô lập xã hội. Bởi, những khuyết tật bản thân khiến họ trầm cảm.
- Mắc bệnh phổi, tim: Người bệnh dễ mắc bệnh lý về phổi và tim hay các rối loạn hô hấp
- Thoái hóa khớp: Áp lực xương khớp hoặc các biến dạng do cơ rút dẫn đến thoái hóa khớp
- Loãng xương: Có thể bị gãy xương do mật độ xương thấp
>> Xem thêm: Cảnh Báo 10 Dấu Hiệu Trẻ Tự Kỷ Cho Ba Mẹ
Cách điều trị và phòng tránh bại não cho trẻ
Cách điều trị
Để điều trị bệnh bãi não cần có một số điều kiện bắt buộc sau:
- Sử dụng các loại thuốc giúp giảm căng cứng của cơ bắp và cải thiện chức năng cơ xương của khớp.
- Rèn luyện cơ bắp và tập luyện các bài tập cân bằng, linh hoạt.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ đi lại và sử dụng ngôn ngữ.
- Cho con tham gia các trung tâm phục hồi chức năng để được điều trị phù hợp nhất, cải thiện sức khỏe, ngôn ngữ giao tiếp.
- Phẫu thuật để giảm bớt sự căng cơ hoặc điều chỉnh bất thường của xương do cứng cơ.
- Ghép tế bào gốc đề điều trị bại não.
Cách phòng tránh
Để phòng tránh bại não ở trẻ sơ sinh mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Tiêm vaccin chống bệnh runella, sởi ngăn ngừa tổn thương cho não bào thai.
- Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu tránh xa các kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Bảo vệ bé khỏi những thương tích có thể xảy ra ở vùng đầu.
Kết luận
True Happiness hy vọng qua bài viết đã giải đáp được thắc mắc của cha mẹ dấu hiệu của trẻ bại não là gì? Đồng thời, cha mẹ cũng nắm thêm các kiến thức về căn bệnh bại não này. Từ đó, lựa chọn được phương pháp bảo vệ cũng như cách cải thiện tình trạng sức khỏe của con tốt nhất.
True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.
Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!
TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS
Chi nhánh Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
- Hotline: 096 931 84 66
Chi nhánh Thanh Hóa:
- Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
- Hotline: 086 290 95 66