Chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sớm về vấn đề sức khỏe của bé. Một số trường hợp trẻ bị chân vòng kiềng cần có sự can thiệp nhưng nếu can thiệp không đúng cách sẽ gây nguy hại cho trẻ hơn. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý một số bài tập giúp cải thiện chân vòng kiềng ở trẻ.
Chân vòng kiềng là gì?
Chân vòng kiềng, hay còn được gọi là chân cong, chân hình chữ O. Đây là một tình trạng bất thường của chân khi các xương và mô cơ xung quanh không phát triển đúng cách. Khi trẻ có chân vòng kiềng, chân sẽ có dạng cong ra ở khu vực bàn chân, tạo ra hình dạng giống một chiếc vòng hoặc hình chữ O.
Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi cơ bắp và xương đang trong quá trình phát triển. Chân vòng kiềng có thể là do di truyền hoặc do các yếu tố khác như vận động ít, việc sử dụng giày không phù hợp, hoặc các vấn đề dinh dưỡng. Chân vòng kiềng có thể gây ra khó khăn trong việc đi lại. Tình trạng này sẽ tạo áp lực không đều lên các điểm chân, gây mệt mỏi và mất cân bằng.
>> Xem thêm: Chân Vòng Kiềng Là Gì? Nguyên Nhân Bé Bị Chân Vòng Kiềng
Bài tập cải thiện chân vòng kiềng cho trẻ
Dưới đây là một số bài tập True Happiness gợi ý cho ba mẹ.
Massage cho trẻ để cải thiện chân vòng kiềng
Cách thực hiện:
- Đặt bé nằm thẳng và sử dụng lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống dưới để khí huyết được lưu thông.
- Xoa nhẹ nhàng cẳng chân và đầu gối của bé.
- Nắn bóp nhẹ bàn chân và xoa lòng bàn chân của bé.
Lưu ý quan trọng:
- Ba mẹ cần chú ý điều chỉnh lực massage theo phản ứng của bé
- Thời gian massage không nên kéo dài quá 10 phút. Nếu ba mẹ massage quá lâu, các cơ của bé có thể trở nên nhão, gây tổn thương.
- Chỉ sử dụng tay để massage. Ba mẹ không nên sử dụng tinh dầu hoặc các loại dầu khác. Da của bé rất nhạy cảm và có thể gây kích ứng.
- Thực hiện massage đều đặn mỗi ngày để tăng cường sự thư giãn và tăng cường sức khỏe của bé.
- Qua việc massage, mẹ sẽ giúp bé thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu và khí huyết, đồng thời tạo một kết nối gần gũi giữa mẹ và bé.
Bài tập đạp xe nằm
Bài tập này sẽ giúp kéo dãn thẳng chân trẻ
Cách thực hiện:
- Ba mẹ cho trẻ nằm ngửa trên bề mặt phẳng như giường, nệm
- Một tay nắm lấy phần cổ chân trái của trẻ và di chuyển nhẹ nhàng về hướng bụng của trẻ
- Một tay nắm lấy phần cổ chân phải của trẻ và nhẹ nhàng kéo thẳng chân về phía bụng của mình
- Thực hiện 3-4 lần, tập bài tập này cho trẻ 1 phút rồi nghỉ 1 phút và lặp lại.
Quay chân tròn
Cách thực hiện:
- Ba mẹ cho trẻ nằm ngửa trên bề mặt phẳng như giường, nệm
- 2 tay nắm lấy 2 cổ chân của bé. Từ từ di chuyển 2 cổ chân bé sang bên theo hình tròn.
- Thực hiện liên tục 5-10 phút
Bài tập này sẽ giúp bé phát triển xương chân và phần cơ đùi theo dẻo dai hơn
Co duỗi chân
Cách thực hiện:
- Đặt bé trong tư thế nằm ngửa.
- Ba mẹ lấy hai tay nắm lấy hai bắp chân của bé.
- Đẩy nhẹ hai chân về phía bụng, sau đó đồng thời kéo cả hai chân bé duỗi dài ra.
- Thực hiện động tác này liên tục từ 15 đến 20 lần.
Bài tập này không chỉ giúp trẻ phát triển xương chậu mà còn giúp giảm thiểu chứng táo bón ở trẻ
Mở rộng hông
Cách thực hiện:
- Để bé nằm ngửa thoải mái.
- Nắm lấy hai chân bé và đẩy nhẹ chân lên phía đầu, để lòng bàn chân bé chạm vào nhau.
- Thực hiện động tác này liên tục từ 15 đến 20 lần.
Bài tập này sẽ giúp trẻ phát triển cơ đùi và kich thích sự đàn hồi cơ chân của trẻ
Ngồi xổm
Cách thực hiện:
- Mẹ giữ tay ở hai bên nách của bé.
- Đặt chân bé chạm xuống sàn và đẩy bé lên.
- Cho bé ngồi xuống và đứng lên nhẹ nhàng.
- Thực hiện bài tập này trong khoảng thời gian 5-10 phút
Bài tập này sẽ giúp tăng cường sự săn chắc xương chân, hông và giúp trẻ cứng cáp hơn.
>> Xem thêm: 5 Bài Tập Cho Chân Vòng Kiềng Hiệu Quả Nhất
Lưu ý
Thi thực hiện các bài tập này ở nhà ba mẹ cần lưu ý rằng:
- Đảm bảo rằng bé đang ở một môi trường an toàn và có sự giám sát của người lớn. Tránh các vật phẩm nguy hiểm xung quanh bé.
- Gia đình nên thực hiện các động tác massage và bài tập cho bé một cách nhẹ nhàng.Tránh áp lực mạnh và không kéo giãn quá mức cơ và khớp của bé.
- Gia đình nên quan sát phản ứng của bé trong quá trình thực hiện bài tập. Nếu bé thấy khó chịu thì nên thực hiện các động tác nhẹ nhàng hơn hoặc dừng lại.
- Để đạt được hiệu quả tốt, ba mẹ nên thực hiện các bài tập đều đặn. Tránh thực hiện bài tập quá lâu hoặc quá ngắn.
Kết luận
Hi vọng qua bài viết gia đình biết thêm về các bài tập giúp trẻ cải thiện chân vòng kiềng. Gia đình nên dành thời gian quan tâm và chơi cùng con. Để từ đó có thể theo dõi và yêu thương con hơn. Gia đình hãy liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.
True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, tự kỷ, trẻ gặp các vấn đề về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.
Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!
TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS
Chi nhánh Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
- Hotline: 096 931 84 66
Chi nhánh Thanh Hóa:
- Địa chỉ: 872 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
- Hotline: 086 290 95 66