Một trong những dấu hiệu phổ biến của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ đó là rối loạn về ngôn ngữ. Nhiều phụ huynh lo lắng con mình tự kỷ khi thấy con có dấu hiệu chậm nói. Bài viết dưới đây, True Happiness sẽ giúp ba mẹ phân biệt nhầm lẫn giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói.
Tìm hiểu hội chứng rối loạn phổ tự kỷ
Ngày nay, số lượng trẻ tự kỷ ngày càng tăng. Nguyên nhân cụ thể của hội chứng này còn chưa rõ ràng nhưng có thể dựa vào một số dấu hiệu để nhận biết trẻ tự kỷ.
Rối loạn phổ tự kỷ là gì
Rối loạn phổ tự kỷ (Tự kỷ) là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế – xã hội. Đặc điểm của tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. (Theo: Chuyên trang tự kỷ của Liên hợp quốc, 2008)
>> Xem thêm: 7+ Cách Để Dạy Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà
Các dấu hiệu nhận biết
- Kỹ năng xã hội kém, hầu như hoặc không có tương tác với người khác
- Có những hành vi lặp đi lặp lại
- Không có phải ứng với tiếng gọi của người khác
- Kỹ năng ngôn ngữ của trẻ kém
Tìm hiểu trẻ chậm nói
Hãy cùng True Happiness tìm hiểu trẻ chậm nói và dấu hiệu của trẻ chậm nói. Tại sao lại có sự nhầm lẫn giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói?
Trẻ chậm nói là gì?
Trẻ chậm nói có nghĩa là khả năng ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so trẻ cùng lứa tuổi. Có khá nhiều phụ huynh chưa quá quan tâm đến tình trạng này của con. Đôi khi, trẻ chậm nói cũng có thể là biểu hiện của một dạng rối loạn tâm lý ở trẻ hoặc là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ.
Các mốc tuổi tập nói ở trẻ
Trẻ từ 8 đến 12 tháng
- Hiểu 3- 50 từ.
- Những từ đầu tiên dùng để chỉ người và đồ vật thân quen; trò chơi giao tiếp và quen thuộc; nói về sự xuất hiện, biến mất và trở lại.
Trẻ từ 12 đến 18 tháng
- Có vốn từ diễn đạt 50 – 100 từ ở 18 tháng tuổi.
- Hiểu và diễn đạt câu tiếng một về chủ thể, hành động, đối tượng, vị trí, sở hữu, từ chối, sự biến mất, sự không tồn tại, phủ nhận.
- Hiểu các từ vượt ra ngoài những trò chơi quen thuộc; vẫn cần có bối cảnh hỗ trợ để hiểu từ.
Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi
- Có vốn từ diễn đạt 200 – 300 từ ở 24 tháng tuổi.
- Diễn đạt các mối quan hệ phổ biến: chủ thể – hành động; chủ thể – đối tượng; hành động – đối tượng; hành động – vị trí; thực thể – vị trí; sở hữu – chủ sở hữu; thực thể – biểu hiện; thực thể – thuộc tính
Trẻ từ 24 đến 30 tháng tuổi
- Hiểu và sử dụng câu hỏi về đối tượng (cái gì?), con người (ai?), và các sự kiện chính (X đang làm gì? X đang đi đâu?)
Trẻ từ 30 đến 36 tháng
- Hiểu và sử dụng câu hỏi tại sao?
- Hiểu và sử dụng các từ chỉ vị trí không gian (trong, ngoài, trên, dưới,…)
Trẻ từ 36 đến 42 tháng
- Hiểu và sử dụng các câu kế tiếp nhau có mối quan hệ thời gian, nhân quả, đối lập.
- Hiểu các từ chỉ màu sắc cơ bản.
- Hiểu và sử dụng các từ thuộc cùng một lớp.
Trẻ từ 48 đến 60 tháng
- Biết các chữ cái và âm.
- Biết các chữ số và phép tính (cộng, trừ).
- Sử dụng các từ nối khi, nên, bởi vì, nếu.
Trẻ từ 5 đến 7 tuổi
- Tổ chức lại vốn từ từ dạng rời rạng sang dạng mạng liên kết nghĩa.
- Vốn từ diễn đạt khoảng 5000 từ.
Từ 7 đến 9 tuổi
- Học được vốn từ nhà trường (vốn dĩ không có trong giao tiếp thông thường).
- Sử dụng các đại từ thay thế cho các danh từ vừa dùng.
Sự khác biệt trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói
Mặc dù là chậm nói là một trong những biểu hiệu của trẻ tự kỷ. Nhưng không phải trẻ chậm nói nào cũng là trẻ tự kỷ.
Đối với trẻ tự kỷ
Sự khiếm khuyết trong việc sử dụng ngôn ngữ rất phổ biến. cứ 4 -5 trẻ thì có 1 trẻ không bao giờ nói. Một số trẻ chỉ có thể bắt chước tiếng kêu con vật, phát ra âm thanh vô nghĩa. Những trẻ còn lại có thể phát triển ngôn ngữ nhưng chậm hơn bình thường, chúng thường bắt đầu bắt đầu bằng việc lặp đi lặp lại những từ người khác nói, đặc biệt vài từ cuối câu. Trẻ tự kỷ thường ít hoặc gần như không có nhu cầu giao tiếp với người khác. Ở trẻ tự kỷ trẻ sẽ gặp vấn đề cả về ngôn ngữ tiếp nhận, ngôn ngữ diễn đạt
>> Xem thêm: Trẻ Tự Kỷ Thông Minh Có Gì Đặc Biệt?
Đối với trẻ chậm nói
Có thể ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với các trẻ cùng lứa tuổi. Nhưng khả năng tương tác và khả năng nghe hiểu với mọi người vẫn bình thường. Trẻ vẫn tương tác với gia đình và bạn bè
Ví dụ: Khi gia đình bé nhờ bé lấy bánh kẹo, trẻ nghe thấy và làm theo. Tuy không trả lời nhưng trẻ vẫn hiểu và phản hồi bằng ánh mắt, hành động. Khi ba mẹ gọi bé, bé vẫn quay lại hoặc đi tới gần để xem ba mẹ gọi gì.
Kết bài
Hi vọng qua bài viết này ba mẹ phân biệt được và không còn nhầm lẫn giữa trẻ tự kỷ và trẻ chậm nói.Việc phát hiện, chẩn đoán đúng để can thiệp kịp thời vô cùng quan trọng. Hãy liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.
True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, tự kỷ, trẻ gặp các vấn đề về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi. Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.
Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!
TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS
Chi nhánh Hà Nội:
- Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
- Hotline: 096 931 84 66
Chi nhánh Thanh Hóa:
- Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
- Hotline: 086 290 95 66