Có nhiều khía cạnh khác nhau để phát triển trẻ, bao gồm phát triển cảm xúc, thể chất và nhận thức. Theo đó, nhận thức của trẻ sẽ được phát triển theo những giai đoạn khác nhau. Hiểu được những giai đoạn trong phát triển nhận thức của trẻ sẽ giúp cha mẹ có thể theo sát và có những quyết định hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển nhận thức toàn diện của trẻ.
1, Cha mẹ luôn là hình mẫu tốt nhất
Để phát triển nhận thức bản thân cho trẻ, trước tiên các bậc phụ huynh phải tự nắm bắt được những điều đó, hiểu đâu là đúng, đâu là sai, mình cần phải tư duy và hành động như thế nào. Thái độ của trẻ nhỏ phản ánh phong cách và lối sống của gia đình. Vì thế, trong việc giáo dục con cái phát triển nhận thức, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng hành vi hàng ngày của bạn để chỉ cho con bạn cách quản lý các tình huống xảy ra một cách bình tĩnh và tích cực.
- Khi gặp phải một sự cố gây khó chịu hoặc bực bội, hãy dạy trẻ cách phản ứng theo cách tích cực và ôn hòa, thay vì cáu gắt.
- Nghiêm khắc với bản thân mình trong thói quen sinh hoạt hằng ngày. Đơn cử như bạn không thể bắt bé phải đánh răng ngày 2 lần nhưng mình lại từ chối làm việc đó.
2, Phương pháp giúp trẻ phát triển nhận thức – giúp con nhận ra điểm mạnh của mình
Khi một đứa trẻ thể hiện sự quan tâm đến một hoạt động hoặc chủ đề cụ thể, thường là vì chúng có một sức mạnh liên quan đến nó. Một trong những cách tốt nhất để giúp con bạn hiểu và coi trọng điểm mạnh của mình là khuyến khích ý tưởng và sở thích của chúng. Mẹ có thể bắt đầu làm điều này bằng cách hỏi con bạn thích gì hoặc chú ý đến một chủ đề mà con tỏ ra đặc biệt quan tâm và nói rất nhiều. Nuôi dưỡng sự quan tâm của con bằng cách tìm các hoạt động liên quan. đến vấn đề bé yêu thích. Đây là một trong những phương pháp giúp trẻ phát triển nhận thức hiệu quả được rất nhiều mẹ áp dụng. Vì đúng những gì bé thích nên sự tập trung, ghi nhớ của bé cũng sẽ tốt hơn. Dù là bất kỳ hoạt động hoặc chủ đề nào, bằng cách khuyến khích sở thích của con, mẹ đang giúp xác định, tăng cường sức mạnh và xây dựng sự tự tin cho trẻ.
3, Trải nghiệm thực tế để ghi nhớ và sáng tạo tốt hơn
Đây là một trong những điều quan trọng trong hành trình nuôi dạy trẻ. Sự ghi nhớ những kiến thức được cung cấp sẽ nhanh chóng trôi khỏi đầu nếu con không có sự trải nghiệm và thực hành. Cũng giống như việc mẹ cố gắng mô tả cho con về các loại hình vuông, hình tròn, tam giác,….Con sẽ dễ hiểu, dễ nhớ hơn nhiều nếu bạn chỉ ra những đồ dùng quen thuộc xung quanh là loại hình gì, và khuyến khích con liên tưởng, kể ra đồ vật với hình dạng tương tự. Cái đĩa hình tròn, cái bánh của con ăn cũng hình tròn,…..Phương pháp phát triển nhận thức cho trẻ này giúp tăng khả năng ghi nhớ, liên tưởng và sáng tạo cho bé.
4, Giúp con giao tiếp tự do
Chìa khóa cho sự nhận thức và phát triển trí tuệ tổng thể của trẻ là khả năng giao tiếp tốt, trung thực và cởi mở. Vì thế, các mẹ hãy:
- Khuyến khích con bạn giao tiếp tự do với bạn bằng cách kể chuyện, thể hiện thắc mắc,….
- Hãy để con bày tỏ suy nghĩ của mình một cách rõ ràng và không phải lo lắng về những gì người khác sẽ nghĩ.
- Đánh giá cao việc con nói chuyện với bạn về những gì bé cảm nhận và nói với bé rằng bạn rất vui khi con thảo luận mọi thứ với bạn.
- Ngay cả khi bạn không đồng ý hoàn toàn với những gì trẻ nói, đừng chế giễu ý kiến ấy. Thay vào đó, hãy hướng dẫn một cách nhẹ nhàng để những suy nghĩ của con được đi theo cách tích cực và đúng đắn.
- Lưu ý rằng sự giao tiếp cần đến từ 2 phía, nếu bé có nói nhiều ngay lúc bạn đang mệt mỏi, đừng cáu gắt mà hãy thể hiện sự tôn trọng nhất có thể với con và đáp lại bằng ngôn ngữ ôn hòa. Đây là lưu ý về phương pháp giúp trẻ phát triển nhận thức quan trọng mà mẹ cần nhớ.
5, Phát triển trí tuệ: màu sắc, hình dạng và những con số
Theo thời gian, các kỹ năng cũng như kiến thức con học được ngày càng nhiều thêm. Tuy nhiên, những nền tảng quan trọng về màu sắc, hình dạng và những con số là rất quan trọng và là nền tảng cho những kiến thức sau này của bé. Vì thế, mẹ hãy cùng con những những kiến thức này nhé. Màu sắc và hình dạng học qua những trải nghiệm thực tế là rất tốt. Những đồ vật và sự vật xung quanh sẽ giúp trẻ tăng trí tưởng tượng và ghi nhớ tốt hơn. Để học số tốt, mẹ hãy khuyến khích bé tập đếm với những sự vật xung quanh. Ví dụ như cùng mẹ đếm số táo có trên đĩa, đếm số người trên mâm cơm của gia đình.
6, Để con được tự đưa ra những lựa chọn của riêng mình
Để con trở thành một người có chính kiến cá nhân, sẵn sàng nói lên quan điểm của bản thân mình thì đừng ngại ngần cho bé được tự đưa ra những lựa chọn của riêng mình. Đây là phương pháp giúp trẻ phát triển nhận thức nên được thực hiện. Từ những việc đơn giản như lựa chọn đôi giày đi trong ngày, đến lựa chọn môn nghệ thuật yêu thích để theo học,….Tôn trọng quyết định và cổ vũ sự lựa chọn của con sẽ giúp bé tự tin và quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ hăng say, hiệu quả nhất.
Cho con có sự lựa chọn của riêng mình để bé hình thành tính cách kiên định và có chính kiến riêng
7, Đừng đào tạo con để trở thành thiên tài
Rất nhiều cha mẹ luôn mong muốn con được trở thành những người giỏi nhất, có trí tuệ cao nhất. Tuy nhiên, đừng đặt áp lực cho con. Đó chưa phải là những gì con muốn, hoặc không phải khả năng của con. Hãy để bé được phát triển một cách tự nhiên, học những gì con yêu thích. Điều mẹ cần làm là khơi gợi lên đam mê và mong muốn được học tập, khám phá của bé. Bên cạnh đó, tìm ra những thế mạnh riêng của và khuyến khích con phát triển trong lĩnh vực đó. Đấy là những điều quan trọng cần làm. Nếu con không đạt được như mục tiêu cha mẹ đề ra, cũng đừng trách móc, so sánh. Động viên và khích lệ là điều nên làm.