Tìm Hiểu Hội Chứng Bàn Chân Bẹt

Hiện nay, hội chứng bàn chân bẹt với gan chân phẳng lì là một dạng dị tật phổ biến thu hút nhiều sự quan tâm của mọi người. Dị tật bàn chân bẹt gây ảnh hưởng tới thần kinh cột sống và sự phát triển sau này của trẻ. Để hiểu sâu hơn về hội chứng này các bậc cha mẹ hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết sau.

Tìm Hiểu Hội Chứng Bàn Chân Bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt là một dạng dị tật phổ biến trên toàn thế giới hiện nay

Hội chứng bàn chân bẹt được hiểu như thế nào?

Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn.

Trên thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh đều không có vòm bàn bàn chân (bàn chân bẹt) do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là mô mềm. Khi trẻ đến 2 – 3 tuổi vòm bàn chân cùng hệ thống dây chằng mới được hoàn thiện. Vòm bàn chân có chức năng giảm phản lực, cân bằng từ mặt đất lên chân. Do đó, việc đi đứng được nhẹ nhàng hơn. Nếu sau 3 tuổi hõm bàn chân vẫn chưa phát triển thì trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

>> Xem thêm: Trẻ Tự Kỷ Thường Có Hành Vi Nào? 

Các điều bất lợi từ hội chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt khi di chuyển lâu ngày có thể bị biến dạng. Do phần cạnh trong của bàn chân (vòm) có khuynh hướng áp sát xuống đất. Khi chạy nhảy, người có bàn chân bẹt dễ bị ngã vì bàn chân không đủ lực để cân bằng. Khi chạm chân xuống đất cũng là lúc gót sẽ vẹo ra ngoài, chân đổ vào trong khiến khớp cổ chân bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi di chuyển làm cho khớp gối cũng bị lệch và xoay. Do đó, về lâu dài gây viêm thậm chí thoái hóa khớp gối sớm.

Các nguyên nhân gây chứng bàn chân bẹt

Khi còn nhỏ tuổi việc đi chân đất hoặc dép xăng – đan với đế lót bằng phẳng là nguyên nhân hình thành chứng bàn chân bẹt. Một số trẻ có gen xương khớp mềm ở bàn chân cũng hình thành bàn chân bẹt. Đây được xem là yếu tố di truyền.

Gãy xương, hoặc mắc một số bệnh lý như thấp khớp hoặc các bệnh lý liên quan đến thần kinh, béo phì… Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàn chân bẹt.

Theo các thống kê hiện nay có khoảng 30% dân số mắc chứng bệnh bàn chân bẹt tùy theo cấp độ. Bàn chân bẹt không gây cảm giác đau đớn cho người đi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới mất cân bằng cơ thể, đi lại dễ bị ngã và bàn chân kém linh hoạt.

Các nhận biết trẻ có mắc hội chứng bàn chân bẹt không?

Việc phát hiện sớm và có quá trình điều trị phù hợp sẽ mang lại hiệu quả tốt cho trẻ. Đặc biệt là trẻ từ 3 đến 7 tuổi, đây được xem là “độ tuổi vàng” điều trị bàn chân bẹt ở trẻ. Do, trẻ sẽ có một cuộc sống hoàn toàn bình thường nếu được chữa trị đúng cách. Sau đây là một số cách để kiểm tra bàn chân bẹt của trẻ.

Cách 1

Sử dụng nước trắng hoặc nước có màu làm ướt bàn chân của trẻ. Sau đó, cho con in chân lên một tờ bìa, tờ giấy trắng hoặc phần gạch ngoài sân để nhìn rõ dấu chân nhất. Nếu phụ huynh quan sát thấy dấu ấn của nguyên bàn chân thì trẻ có khả năng chứng bàn chân bẹt. Nếu phần in có một khoảng trống nhỏ hình vòm thì bố mẹ có thể yên tâm.

Cách 2

Cho trẻ dẫm chân lên cát. Trẻ được cho là phát triển bình thường nếu cát lún và in hình bàn chân và ngược lại. Nếu trẻ in được cả bàn chân xuống cát thì khả năng cao trẻ đã mắc hội chứng bàn chân bẹt.

Cách 3

Sử dụng trực tiếp ngón tay của bố mẹ đặt xuống dưới gan bàn chân của trẻ. Khi trẻ đứng lên mặt phẳng, nếu các ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào gan bàn chân của trẻ thì trẻ đã mắc phải hội chứng bàn chân bẹt và ngược lại.

Phương pháp điều trị đơn giản hiệu quả

Cha mẹ nên đưa con đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu như trên để có phương pháp điều trị kịp thời.

Sử dụng đế chỉnh bàn chân

Phương pháp trị liệu sử dụng đế bàn chân hình được cho là giải pháp đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Phương pháp sử dụng miếng lót giày được thiết kế theo kích thước chân từng trẻ. Miếng lót này giúp chân hình thành vòm lâu dần. Từ đó, hỗ trợ xương khớp trở về đúng trục của nó.

Với các mẫu giày dép thông dụng hằng ngày của bé đế chỉnh này có thể lót được.. Đế chỉnh được khuyến cáo nên sử dụng thường xuyên trong các hoạt động đi đứng hàng ngày. Hoặc mỗi khi bàn chân của trẻ phải chịu lực. Đi đế chỉnh giày thường xuyên, cấu trúc bàn chân của trẻ sẽ dần trở về vị trí ban đầu.

Từ các giai đoạn 12 tuổi trở đi, việc tạo vòm bàn chân cho trẻ mang lại kết quả cải thiện thấp hơn. Đồng thời, thời gian mang đế chỉnh hình cũng kéo dài hơn. Ở người trưởng thành, việc sử dụng đế chỉnh hình nhằm ngăn ngừa đau khớp, thoái hóa khớp… Tuy nhiên, đế chỉnh hình sẽ không thể tạo vòm chân được nữa. Bệnh nhân cần phải mang đế chỉnh hình trong suốt cuộc đời của mình.

Rèn luyện thể chất

Tìm Hiểu Hội Chứng Bàn Chân Bẹt

Lăn chân với bóng cũng giúp cải thiện tình trạng bàn chân cho trẻ

Một số bài tập đơn giản như co giãn gót chân, lăn chân với bóng, nâng vòm bàn chân… Tuy nhiên, biện pháp này không phát huy hiệu quả cao khi chỉ tiến hành đơn lẻ. Do đó, ba mẹ nên kết hợp việc rèn luyện với sử dụng đến chỉnh hình.

>> Xem thêm: Trẻ Bại Não Thể Nhẹ: Dấu Hiệu Và Các Biện Pháp Phục Hồi Chức Năng

Phẫu thuật bàn chân bẹt

Với trẻ dưới 8 tuổi hoặc gặp dị tật không quá nghiêm trọng thì bác sĩ không khuyến khích sử dụng phương pháp này. Do, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và mất nhiều thời gian phục hồi. Phẫu thuật chỉ áp dụng với trẻ gặp vấn đề vệ dị tật quá nặng hoặc cấu trúc xương biến dạng nghiêm trọng. Do đó, các bố mẹ nên lưu ý để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất nhé.

Kết luận

Điều trị bàn chân bẹt ở trẻ càng sớm càng tốt. Do đó, với các dấu hiệu nhận biết trên sẽ giúp bố mẹ nhận biết bệnh của con sớm nhất. Từ đó, có phương pháp điều trị thích hợp, giúp trẻ phục hồi nhanh chóng và tốt nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan