6 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Chậm Phát Triển

Đối với trẻ chậm phát triển, gia đinh nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ tại nhà và kết hợp với sự can thiệp cho con tại các trung tâm phục hồi chứng năng cho trẻ. Sự đồng hành và cổ vũ của ba mẹ sẽ giúp trẻ trị liệu có hiệu quả và nhanh chóng hơn.

6 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Chậm Phát Triển

6 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Chậm Phát Triển

Tìm hiểu về trẻ chậm phát triển

Trẻ chậm phát triển là thuật ngữ được sử dụng để miêu tả trẻ em có sự phát triển chậm hơn so với các tiêu chuẩn phát triển thông thường ở cùng độ tuổi. Điều này có thể bao gồm các khía cạnh như phát triển ngôn ngữ, phát triển trí tuệ, khả năng giao tiếp xã hội và một số khả năng khác. Trẻ chậm phát triển có thể thể hiện những tiến trình phát triển chậm hơn so với trẻ em cùng tuổi. Ví dụ: trẻ có thể không thể tự lẫy, bò, ngồi và đứng dậy. Vì vậy, gia đình nên tập các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ tại nhà để trẻ có thể phát triển đồng đều với các bạn cùng lứa tuổi.

Các bài tập trị liệu cho trẻ

Dưới đây là 5 bài tập vật lý trị liệu True Happiness gợi ý cho gia đình:

1. Xoa bóp cơ tay chân và thân mình

Bài tập này là bài tập vật lý trị liệu đơn giản và dễ làm nhất. Bố mẹ có thể tập kết hợp cho con tại nhà. Với bài tập này, ba mẹ chỉ cần xoa bóp chân tay và thân mình cho bé. Bé sẽ không cần vận động quá nhiều. Bài tập này nên được tập hàng ngày để các cơ được mềm hơn. Bài tập cũng giúp trẻ tuần hoàn máu được tốt hơn. Khi đó các bài tập trị liệu khác sẽ có hiệu quả hơn.

2. Tạo nhuận lẫy

Mục tiêu của bài tập: Bài tập này sẽ giúp trẻ có thể dễ dàng lật từ trạng thái nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại từ nằm sấp sang nằm ngửa

Thực hiện bài tập này:

  • Gia đình đặt trẻ nằm ngửa trên giường, đệm hoặc bề mặt phẳng
  • Đầu thân mình chân tay thẳng
  • 1 tay cố định 1 chân trẻ, tay kia gấp từ từ chân phải của trẻ chéo qua bên trái người
  • Sau đó trẻ sẽ ở trạng thái nằm nghiêng, bố mẹ đưa tay dưới sàn của trẻ thẳng lên trên đầu gập khớp vai, 1 tay cầm chân trẻ, 1 tay đẩy mông trẻ kích thích chờ đợi trẻ lật sấp
  • Và làm ngược lại với bên còn lại

Kết quả: Trẻ có thể nhanh chóng lật nghiêng người từ nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Bài tập này không chỉ giúp trẻ chậm phát triển còn giúp trẻ chậm lẫy có thể lẫy nhanh chóng hơn.

Lưu ý: Tay của phía lật sang luôn ở phía trên đầu (không để cánh tay trẻ gập 90 độ)

3. Giúp trẻ giữ thăng bằng ở tư thế ngồi

Mục tiêu bài tập: Tăng khả năng kiểm soát thân mình để giữ thăng bằng

Thực hiện bài tập:

  • Bố mẹ đặt trẻ ngồi ở trên bề mặt phẳng như sàn nhà, đệm, giường
  • Bố, mẹ hoặc kỹ thuật viên dùng hai tay giữ chặt hai đùi của bé.
  • Nhẹ nhàng đẩy người trẻ từ từ về phía trước và ngược lại
  • Sau đó bỏ hai tay ra khỏi đùi bé để bé có thể điều chỉnh thân mình giữ thăng bằng khi ngồi

Kết quả đạt được: Tập bài tập này hàng ngày trẻ có thể tự điều khiển bản thân, cân bằng khi ngồi, đứng và đi

Lưu ý: Khi đặt trẻ ngồi trên bền mặt phẳng, không nên chọn bề mặt quá mềm. Chỉ nên lót một lớp thảm mỏng để nếu trẻ ngã sẽ hạn chế làm trẻ đau.

4. Tạo nhuận bò trên đùi

6 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Chậm Phát Triển

Bài tập tạo nhuận bò trên đùi cho trẻ chậm phát triển

Mục tiêu bài tập: Bài tập sẽ giúp trẻ tăng khả năng giữ tự thế bò, cản thiện khả năng giữ thăng bằng cho trẻ

Thực hiện bài tập:

  • Bố, mẹ hoặc kỹ thuật viên ngồi thẳng và duỗi hai chân
  • Đặt trẻ ở tư thế bò trên đùi bố, mẹ hoặc kỹ thuật viên
  • Gập chân phải và duỗi thẳng chân trái của trẻ, 2 tay trẻ chống xuống sàn
  • Một tay bố mẹ hoặc kỹ thuật viên dùng để cố định mông trẻ
  • Một tay còn lại dùng để giữ chân trẻ.
  • Từ từ đẩy gót chân trái của trẻ về phía trước
  • Bố, mẹ hoặc kỹ thuật viên sử dụng đùi của mình để hỗ trợ nâng thân của trẻ lên để trẻ vào tư thế bò

Kết quả đạt được: Bài tập này tuy khó và phức tạp hơn nhưng nếu bé được tập luyện hàng ngày sẽ can thiệp trực tiếp và quá trình trẻ biết bò.

5. Tạo nhuận ngồi xổm đến đứng dậy cho trẻ

Mục tiêu bài tập: Bài tập vật lý trị liệu này sẽ giúp trẻ giữ thẳng bằng khi ngồi xổm đến đứng dậy. Tạo thuận tiện cho trẻ trong cuộc sống hàng ngày.

Thực hiện bài tập:

    Bố, mẹ hoặc kỹ thuật viên  ngồi trước hoặc sau trẻ

  • Đặt trẻ ở trạng thái ngồi xổm tay chống xuống sàn
  • Bố, mẹ hoặc kỹ thuật viên dùng hai tay đặt vào đầu gối của trẻ, dồn một lực nhỏ ra phía trước và xuống dưới
  • Động viên con từ từ đẩy gối đưa vai và mông trẻ lên. Nếu con không đứng được thì bố mẹ nên hỗ trợ cho con

Kết quả đạt được: Trẻ có thể cải thiện khả năng tự đẩy gối đứng thẳng dậy. Bài tập này nên được thực hiện đều đặn 3 đến 4 lần một tuần để trẻ có thể quen và có thể tự đứng dậy được. Điều này sẽ giúp thuận tiện cho trẻ khi ngồi chơi, ngồi sinh hoạt hoặc vệ sinh cá nhân cho trẻ.

6. Tạo nhuận đứng bám

Bài tập này khá khó và cần thời gian để bé có thể từ từ quen. Bố mẹ hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng với con nếu con chưa thể thực hiện được.

Thực hiện bài tập:

  • Bố, mẹ hoặc kỹ thuật viên để trẻ đứng cạnh một vật thể ngang để trẻ có thể bám vào được. Để trước mặt trẻ những món đồ chơi mà bé thích để trẻ thích thú với bài tập
  • Bố, mẹ hoặc kỹ thuật viên ngồi hoặc ngồi xổm đằng sau trẻ, dùng hai tay giữ trẻ ở hai đùi hoặc bên eo trẻ.
  • Dần dần bỏ tay ra để trẻ có thể đứng vững

Kết quả đạt được: Bài tập này nên tập hàng ngày hoặc 4 đến 5 ngày một tuần để trẻ quen dần và chân cứng cáp hơn. Dần dần trẻ sẽ quen và có thể đứng vững và bước đi được.

Lưu ý: Khi trẻ đứng bám, gia đình nên để trẻ đứng xa hoặc không đứng cạnh các mép bàn kính, mép bàn vuông, góc bàn sắc nhọn. Gia đình nên cho trẻ tập cầm nắm những đồ vật an toàn, vật liệu mềm, không sắc để hạn chế rủi to khi con luyện tập. Khi trẻ đứng không vững và bị ngã, đồ vật an toàn sẽ tránh nguy hiểm cho trẻ.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết dưới đây cha mẹ biết một số các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển. Gia đình nên dành nhiều thời gian hơn để ở bên cạnh và chăm sóc cho trẻ. Nếu gia đình muốn tìm trung tâm phục hồi chứng uy tín thì gia đình nên chọn trung tâm True Happiness để điều trị cho trẻ. Trung tâm True Happiness là một địa chỉ đáng tin cậy để điều trị cho trẻ chậm phát triển. Nhờ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và phương pháp điều trị hiện đại, trung tâm đảm bảo mang lại những phương pháp điều trị tối ưu và chăm sóc tận tâm cho trẻ.

Nếu ba mẹ còn bất cứ thắc mắc gì liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpag: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan