6 Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Bố Mẹ Nên Biết

Trước hết khi để nhận biết và hiểu được những biểu hiện của chậm phát triển thì các bậc cha mẹ phải hiểu “Chậm phát triển ngôn ngữ là gì?” húng ta có thể hiểu rằng chậm phát triển ngôn ngữ chính là sự thể hiện ngôn ngữ của trẻ đang chậm hơn so với các bạn cùng trăng lứa của trẻ đang phát triển bình thường. Trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ sẽ gặp trở ngại trong cả việc thực hiện ngôn ngữ diễn đạt và việc tiếp cận thông tin. Từ đó, trẻ sẽ giao tiếp với những người xung quanh kém đi. Hiện tượng trẻ lười nói hay né tránh sự giao tiếp sẽ tăng lên.

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển, học tập cũng như tương lai sau này của trẻ. Bởi vậy, 6 biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ dưới đây là thông tin đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của bố mẹ.

6 Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Bố Mẹ Nên Biết

Chậm phát triển ngôn ngữ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập của trẻ

Lý do khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Để nhận biết được những biểu hiện của trẻ chậm phát triển thì trước hết các bậc cha mẹ phải xác định được các yếu tố nghi ngờ đang chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở các con chính. Sau đây chính là một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề chậm phát triển ngôn ngữ ở các con mà bậc cha mẹ cần biết:

Môi trường

Môi trường là yếu tố rất lớn tác động đến sự phát triển của một đứa trẻ. Bố mẹ ít dành thời gian quan tâm, trò chuyện với con. Hoặc trẻ có tuổi thơ bị bạo hành đã làm tổn thương tinh thần và để lại dấu ấn không tốt trong tâm trí của trẻ. Môi trường gia đình không hạnh phúc cũng sẽ ảnh hưởng đến việc học nói của trẻ rất nhiều

Bệnh lý

Chậm phát triển ngôn ngữ là triệu chứng chung của những bệnh lý ở trẻ sau: chậm phát triển, bại não, tự kỷ, khiếm khuyết mặt trí tuệ… Tuy nhiên, một đứa trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ không không có nghĩa là bị mắc các hội chứng kể trên.

Vấn đề về thính giác

Trẻ có khả năng nghe kém sẽ không thể bắt chuẩn âm, không thể nghe thì trẻ cũng không thể hiểu hết được lời nói của những người xung quanh và nói chính xác. Vì vậy, những đứa trẻ khiếm khuyết về thính giác thường sử dụng ngôn ngữ hình thể (cử chỉ, hành động) thay vì sử dụng lời nói để giao tiếp.

>> Xem thêm: Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý Nguyên Nhân Do Đâu?

Biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Nếu khi trẻ đã đạt độ tuổi lên 3 nhưng vẫn không nói được hoặc có thể hiện ngôn ngữ nhưng chưa tương ứng với độ tuổi thực của trẻ . Đồng thời, trẻ có kèm theo một số biểu hiện sau đây thì có khả năng cao bé bị chậm phát triển ngôn ngữ:

Biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ giai đoạn 3 tháng

Thông thường, ở giai đoạn này trẻ chủ yếu là học cách làm quen với các âm thanh. Trẻ giao tiếp bằng cách thực hiện các hành động như cười, cau mày, khua tay múa chân… Tuy nhiên, với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, quá trình này dường như không xảy ra. Trẻ tỏ ra chậm chạp khi tiếp xúc với âm thanh, không bộc lộc cảm xúc của mình quá nhiều.

Biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ giai đoạn 7 tháng

Ở giai đoạn này những biểu hiện rõ ràng nhận của trẻ chậm phát triển giai đoạn này đó là không bắt chước âm thanh của người lớn. Trẻ không biết sử dụng cử chỉ để thể hiện ngôn ngữ hình thể như vẫy tay, tạm biệt,… không bập bẹ, “hóng chuyện” khi được người lớn tương tác.

Biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ giai đoạn 12 tháng

Khi trẻ lên một tuổi trẻ bắt đầu nói những tiếng đơn giản. Một số từ như: bố, bà, mẹ, bé… Hoặc bé sẽ sử dụng các cử chỉ nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ. Đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, chúng vẫn chưa thể nói được từ nào. Đồng thời, trẻ cũng không phản ứng gì khi được gọi tên. Trẻ sẽ không hứng thú quan tâm với những điều diễn ra xung quanh mình.

Biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ giai đoạn 15 tháng

Giai đoạn 15 tháng tuổi, trẻ chậm phát triển vẫn chưa nói được bất kỳ một từ nào. Bên cạnh đó trẻ cũng không hiểu được nghĩa của những từ thể hiện hiệu lệnh đơn giản như dậy nào, không… Trẻ hoàn toàn không phản ứng khi được ai đó đặt câu hỏi, cụ thể như “quả bóng đâu rồi”.

Biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giai đoạn 18 tháng

Trong giai đoạn này, với đồ vật mong muốn trẻ sẽ không biết chỉ tay vào. Nói cách khác trẻ không biết cách thể hiện những nhu cầu của chính bản thân mình. Ngoài ra, trẻ cũng không có khả năng nhận biết các đồ vật xung quanh mình hay chính đồ vật trên cơ thể và bộ phận cơ thể của bản thân khi được người lớn yêu cầu. Vốn từ vựng của trẻ rất ít nên quá trình phát triển ngôn ngữ rất chậm.

Biểu hiện trẻ chậm phát triển ngôn ngữ giai đoạn 24 tháng

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ không nói được tối thiểu 15 từ. Trẻ thường xuyên nhại lại lời nói của những người khác mà trẻ hoàn toàn không hiểu ý nghĩa. Trẻ rất ngại giao tiếp, ngay cả khi gặp trường hợp khẩn cấp. Bên cạnh đó, trẻ cũng không biết ghép từ đơn thành từ ghép hoặc cụm từ có nghĩa. Trẻ không hiểu được tính năng của dụng cụ, đồ dùng quen thuộc trong nhà.

>> Xem thêm: Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Em, Bố Mẹ Đừng Xem Thường

Biện pháp khắc phục chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

6 Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Bố Mẹ Nên Biết

Phụ huynh cho trẻ đến trung tâm điều trị phục hồi chức năng để bé được giáo dục phù hợp nhất

Hiện nay, có rất nhiều cách can thiệp giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cải thiện tình trạng của mình. Một số biện pháp như: sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, dạy nói bằng âm nhạc, giao tiếp qua sách chuyện, hình ảnh.. Ba mẹ cũng có thể thông qua các trò chơi gọi tên các đồ vật trong nhà. Điều này, giúp trẻ học thêm các từ mới. Đây cũng là cơ hội giao tiếp luyện nói với bạn bè. Tuy nhiên, việc can thiệp tại nhà cần rất nhiều thời gian. Phụ huynh có thể tìm đến các trung tâm điều trị phục hồi chức năng. Tại đây, các bé được giáo dục phù hợp nhất. Từ đó, giúp trẻ sớm hòa nhập và phát huy nhiều tiềm năng của trẻ trong tương lai.

Kết luận

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ đang là một vấn đề có tỷ lệ gia tăng nhanh chóng. Đây cũng chính là nguyên nhân sinh ra bất an, lo lắng cho cha mẹ. Bài viết trên chính là giải đáp giúp phụ huynh hiểu thêm phần nào về chậm phát triển ngôn ngữ.  Hy vọng, với bài viết trên các bậc phụ huynh sẽ cung cấp thêm cho mình các kiến thức để giúp con em phát triển tốt nhất. Nếu còn bất cứ kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với True Happiness để được giải đáp kịp thời, nhanh chóng và chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan