Bài Test Trẻ Tự Kỷ Nhanh Chóng Tại Nhà

Rối loạn phổ tự kỷ là một nhóm rối loạn phức tạp của não bộ. Khi trẻ tự kỷ sẽ có rất nhiều hội chứng khác nhau trong đó có hội chứng rối loạn tâm lý là đặc trưng nhất.. Hiện nay, hội chứng của rối loạn phổ tự kỷ  khá phổ biến ở trẻ. Vì vậy, nó nhận được khá nhiều sự quan tâm từ các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, những dấu hiệu, triệu chứng thì lại không rõ ràng. Gia đình có thể tham khảo bài test trẻ tự kỷ dưới đây để sàng lọc nhé.

Bài Test Trẻ Tự Kỷ Nhanh Chóng Tại Nhà

Bài Test Trẻ Tự Kỷ Nhanh Chóng Tại Nhà

Khi nào cần thực hiện bài kiểm tra này?

Tự kỷ là khiếm khuyết về sự phát triển của trẻ ở các lĩnh vực khác nhau. Hội chứng này thường khởi phát vào những năm đầu của bé, đôi khi có thể kéo dài đến suốt cuộc đời trẻ. Trẻ xuất hiện hội chứng này thường có sự phát triển chậm hơn so với các bạn cùng lứa tuổi về nhiều mặt ngôn ngữ, tương tác xã hội, khả năng tư duy nhận thức, khả năng vận động tinh hoặc thô hoặc có thể trẻ sẽ chậm hơn 1 trong số các mặt lĩnh vực kể trên. Một số trẻ còn xuất hiện các hành vi, cử chỉ không phù hợp hoặc bất thường.

Nếu tình trạng này của trẻ không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm thì sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ hiện tại và cả sau này. Trẻ sẽ dần mất khả năng giao tiếp, khả năng tương tác, không thể kết bạn, chơi đùa với trẻ cùng lứa tuổi, quá trình học tập cũng như các hoạt động hàng ngày sẽ gặp nhiều cản trở.

Để có thể giảm bớt những tác động tiêu cực trên thì gia đình, nhất là ba mẹ cần quan tâm và chú ý đến con hơn. Từ đó có thể phát hiện ra các triệu chứng bất thường từ sớm. Nếu gia đình phát hiện ra những bất thường của trẻ nhưng chưa quá rõ ràng thì ba mẹ nên thực hiện bài test dưới đây để có thể kiểm tra. Ngoài ra có thể đánh giá sơ bộ về mức độ và nguy cơ tại nhà.

>> Xem thêm: Hướng Điều Trị Di Chứng Sau Viêm Màng Não Hiệu Quả Nhất

Một số dấu hiệu cảnh báo

  • Lúc 2 tháng tuổi: không biết cười với mọi người, không có các phản ứng với âm thanh, không biết hướng mắt nhìn theo các hành động của người xung quanh ở phạm vi gần.
  • Lúc 4 tháng tuổi: không cười đáp lại khi người xung quanh làm trò. Không bắt chước những âm thanh khi nghe thấy để đối đáp lại người khác. Không biết với tay lấy đồ khi người khác cho. Không biết theo dõi sự di chuyển của đồ vật hay mọi người xung quanh.
  • Lúc 6 tháng tuổi: không biết phát ra những phụ âm thành tiếng (các âm dễ như b, m). Không thể bập bẹ phát ra các nguyên âm thành tiếng ah, oh, eh. Không nhìn mọi thứ xung quanh đặc biệt với các đồ vật ở phạm vi gần. Không nhận diện được người lạ người quen. Không có phản ứng lại khi bố mẹ người thân chơi cùng, không có các cử chỉ đáp lại tên gọi của mình,
  • Lúc 9 tháng tuổi: trẻ không sợ người lạ. Không theo người quen của mình (bố,mẹ, ông, bà…). Không có sự yêu thích với bất cứ món đồ vật đồ chơi nào. Không hiểu những câu chữ đơn giản ngắn ngọn mang nghĩa phủ định. Không có sự bắt chước những cử chỉ quen thuộc của người khác. Không biết cách sử dụng ngón tay chỉ vật nào đó, bập bẹ nói theo các âm thanh để gọi bố mẹ như “baba”, “mama”. Không biết các tìm các đồ vật được giấu Không phản ứng khi được gọi tên.
  • Lúc 12 tháng tuổi: trẻ không tỏ ra lo sợ khi gặp người lạ, không khóc khi rời khỏi người quen, không thực hiện đưa được đồ vật quen thuộc cho bố mẹ, không biết cách thực hiện vỗ tay hay chơi ú òa… khi bố mẹ hướng dẫn, không phát ra những âm thanh đơn giản để đáp lại lời người khác, không tạo ra được các âm thanh với âm điệu khác nhau (nghe gần giống lời nói), không biết hoặc không cố gắng nhại lại lời nói của người xung quanh, không khám phá đồ vật xung quanh, không có phản ứng trước những hiệu lệnh đơn giản của người xung quanh.
  • Lúc 18 tháng tuổi: trẻ không nói được các từ đơn đơn giản như “mẹ”, “bà”…, không biết đưa đồ cho người khác hay khéo tay thể hiện nhu cầu của mình, không biết cách biểu lộ cảm xúc của mình, không biết phản xạ lại các tình huống khi trẻ chưa bao giờ gặp phải, không biết lấy một số đồ dùng đơn giản hoặc bộ phận chính bản thân mình khi người xung quanh nhắc tới.
  • Lúc 24 tháng tuổi: trẻ không nói được từ đôi hoặc các câu đơn giản dưới 4 từ và không lặp lại các từ nghe được trong cuộc trò chuyện với người khác, không có sự tương tác vui chơi với các bạn cùng lứa tuổi, chưa có tính tự lập rõ hơn, không biết cách thực hiện theo những hướng dẫn đơn giản hoặc yêu cầu hai thao tác của người lớn, chưa thể thực hiện lựa chọn hay phân loại theo yêu cầu.
  • Lúc trẻ 36 tháng tuổi: Không biết bắt chước theo bạn bè người thân và có xu hướng thu mình không có sự tương tác, không biết cách thể hiện tình cảm mới mọi người, không biết cách chơi luân phiên với các bạn, không biết đâu là đồ vật của mình, không thực hiện làm theo hướng dẫn của người lớn được từ 2-3 bước, không xác định được vị trí trong không gian, chưa biết về thông tin của bản thân để trả lời, chưa biết cách sử dụng đại từ nhân xưng, không biết cách thực hiện đối thoại với mọi người…
  • Bên cạnh đó trong quá trình phát triển của trẻ sẽ có thể xuất hiện các xu hướng lặp đi lặp lại một hành vi hoặc các hành vi bất thường.

Gia đình nếu chú ý quan sát hoàn toàn có thể phát triển ra các dấu hiệu bất thường của con. Từ đó thực hiện bài test nhanh để có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe tinh thần của trẻ.

Bài test trẻ tự kỷ nhanh

Cho dù không thể chẩn đoán chính xác những bài test nhanh sẽ giúp gia đình đánh giá sơ bộ mức độ và nguy cơ. Sau khi thực hiện bài kiểm tra này, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con tới các trung tâm chăm sóc uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời nếu nhận thấy trẻ có khả năng cao xuất hiện hội chứng tự kỷ. Dưới đây là bài test trẻ tự kỷ dành cho trẻ từ 16 đến 36 tháng tuổi.

STT Câu hỏi Điểm
1 Trẻ có chơi trò chơi giả tưởng không?

VD: Trẻ có giả vờ nấu cơm khi chơi đồ hàng không? Trẻ có giả vờ là bác sĩ, y tá không?

2 Trẻ có chỉ tay vào đồ vật trên cao hoặc ở xa mà trẻ muốn lấy không?
3 Trẻ có nhìn theo hướng bạn chỉ tay không?

VD: Khi bạn chỉ vào cái cái bàn và nói nhìn kìa, trẻ có nhìn vào cái bàn không?

4 Trẻ có thích leo trèo, chạy nhảy không?

VD: Trẻ có chạy nhảy, trèo cầu thang, cầu trượt,.. không?

5 Trẻ có thể hiện sự quan tâm tới các bạn cùng lứa tuổi không?

VD: Trẻ chơi cùng, cười đùa, xem trẻ khác chơi

6 Trẻ có vấn đề về thính giác không?

VD: Khi bất ngờ có tiếng động to ở gần trẻ có phản ứng gì không?

7 Trẻ có kể hoặc chỉ cho bạn những thứ mà trẻ thích không?

VD: Trẻ có chỉ cho bạn xe cẩu, tàu hỏa khi trẻ thấy nó không?

8 Trẻ có hành động kỳ lạ như chuyển động ngón tay một cách không bình thường. Hành động này có lặp lại thường xuyên không?
9 Trẻ có khoe một vật trẻ thích với bạn bằng cách đưa hoặc chỉ cho bạn thấy không?

VD: Trẻ cho bạn xem xe ô tô đồ chơi mà bé thích

10 Trẻ có nhìn khi bạn nói với trẻ, khi bạn chơi cùng trẻ, khi bạn mặc quần áo cho trẻ không?
11 Trẻ có phản ứng khi bạn gọi tên trẻ không?

VD: Trẻ sẽ quay lại, nhìn bạn, nói với bạn hoặc dừng việc bé đang làm để trả lời bạn.

12 Trẻ có phản ứng thái quá khi nghe thấy những tiếng ồn hàng ngày không?

VD: Bé gào khóc khi nghe tiếng nhạc to, tiếng ồn máy hút bụi, tiếng xe cộ

13 Trẻ có muốn bạn nhìn trẻ không?

VD: Trẻ nhìn bạn khi trẻ muốn khen ngợi, trẻ nói “hãy nhìn/ hãy xem con này”

14 Trẻ có cười với bạn khi bạn cười với trẻ không?
15 Trẻ có bắt chước những gì bạn làm không?

VD: Trẻ vỗ tay khi bạn vỗ tay, trẻ vẫy tay khi bạn vẫy tay

16 Trẻ có xem bạn phản ứng như nào khi thấy thứ gì mới diễn ra không?

VD: Trẻ có nhìn bạn khi trẻ nghe thấy tiếng động lạ hoặc âm thanh buồn cười hay đồ chơi mới không?

17 Trẻ có thể bước đi không?
18 Trẻ có thể làm theo hướng dẫn của bạn bằng lời nói không?

VD: Khi bạn bảo cất sách lên giá, trẻ có để sách lên giá mà không cần chỉ tay.

19 Trẻ có thích các trò chơi chuyển động không?

VD: Xích đu, trò bập bênh

20 Trẻ có nhìn xung quanh để xem bạn đang nhìn gì không?
Tổng Cộng tất cả ở cột “Điểm”

>> Xem thêm: Vẹo Cổ Do Xơ Hóa Cơ Ức Đòn Chũm Ở Trẻ Nhỏ

Cách đánh giá

Nếu trẻ có xuất hiện dấu hiệu nào, gia đình cho 1 điểm và ô điểm số, không có thì 0 điểm. Sau 20 câu, cộng hết các điểm lại.

  • Trẻ có nguy cơ thấp nếu tổng số điểm của trẻ từ 0 đến 2 điểm. Nếu trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi thì cần được đánh giá và sàng lọc lại một lần nữa khi trẻ được 24 tháng tuổi. Nếu trẻ có nguy cơ thấp khi trẻ lớn hơn hoặc bằng 24 tháng tuổi thì gia đình không cần phải làm thêm bất cứ một phương pháp sàng lọc nào khác.
  • Trẻ có nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ trung bình nếu tổng số điểm từ 3 đến 7 điểm.
  • Trẻ sẽ có nguy cơ mắc hội chứng tự kỷ cao nếu tổng số điểm của trẻ từ 8 đến 20.

Hai trường hợp nguy cơ trung bình và cao. Gia đình nên cho bé đi khám chuyên môn càng sớm càng tốt.

Kết luận

HHi vọng qua bài test trẻ tự kỷ trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể nhận diện và phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên về hội chứng tự kỷ ở trẻ. Để có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất gia đình nên đưa con tới các trung tâm, cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nếu ba mẹ còn bất cứ thắc mắc gì liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa

Hotline: 086 290 95 66
Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan