Bàn Chân Bẹt Là Gì? Cải Thiện Bàn Chân Bẹt Ở Trẻ

Bàn chân bẹt là gì? Dấu hiệu nhận biết trẻ có bàn chân bẹt? Điều trị bàn chân bẹt ra sao? Đây là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh hiện nay. Hãy cùng True Happiness đi tìm hiểu mọi vấn đề về hội chứng này ngay sau đây.

Bàn Chân Bẹt Là Gì? Cải Thiện Bàn Chân Bẹt Ở Trẻ

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt chính là tình trạng lòng bàn chân hay vòm bàn chân bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. Vòm bàn chân được cấu tạo từ các dây chằng và cơ nối xương ở phần giữa, trước và sau thắt chặt. Do cấu trúc bàn chân chủ yếu là mô mềm nên trẻ sơ sinh thường có cấu trúc bàn chân bẹt. Khi bước sang 2 – 3 tuổi, vòm bàn chân bắt đầu phát triển hoàn thiện. Ở giai đoạn này, nếu hõm bàn chân của trẻ không phát triển thì khả năng cao trẻ bị hội chứng bàn chân bẹt.

>> Xem thêm: Bàn Chân Bẹt Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ

Phụ huynh có thể quan sát lòng bàn chân trẻ có phẳng hay không hoặc có khuynh hướng áp cạnh trong của bàn chân xuống đất khi đứng không. Đây là những điều dễ dàng quan sát để biết trẻ có bị mắc hội chứng này hay không. Ngoài ra, khi trẻ đứng quay mặt vào tường, bạn chú ý quan sát góc cạnh mắt cá chân cong khá nhiều hay khớp gối có xu hướng chụm vào nhau.

Phụ huynh cũng có thể thử in hình bàn chân lên cát thì dấu in rõ toàn bộ bàn chân, không để lại hõm. Ngoài ra, trẻ hay phàn nàn về các cơn đau ở chân, đầu gối, mắt cá… Hoặc trẻ cũng gặp những khó khăn khi hoạt động thể thao.

Lý do gây ra hội chứng bàn chân bẹt

Trẻ em bị mắc hội chứng bàn chân bẹt có thể là do :

  • Do di truyền từ cha mẹ (dị tật bẩm sinh) nếu cha mẹ có tiền sử hội chứng bàn chân bẹt.
  • Do hoạt động quá sức các mô kết nối ở chân bị kéo giãn và sưng. Mang giày không phù hợp với chân gây chấn thương.
  • Dây chằng lỏng lẻo: Dây chằng là dải mô có nhiệm vụ kết nối các xương với nhau. Chúng giúp định hình vòm cong bàn chân. Khi dây chằng lòng lẻo, các xương bàn chân không được cố định tốt. Do đó, mất vòm cong của bàn chân.
  • Các bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh và cơ. Một số bệnh như bại não, loạn dưỡng cơ…

Bàn chân bẹt có gây nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện kịp thời, hội chứng bàn chân bẹt sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến dạng bàn chân: Trẻ có bàn chân bẹt khi đi di chuyển phần cạnh trong của bàn chân sẽ áp sát xuống đất. Lâu dần, sẽ khiến bàn chân của trẻ bị biến dạng.
  • Thoái hóa khớp gối hoặc viêm khớp: Do cấu trúc bàn chân bẹt khiến xương ở cẳng chân xoay kéo theo khớp gối cũng bị xoay lệch. Đây chính là lý do gây thoái hóa khớp gối và viêm khớp.
  • Ảnh hưởng đến cổ và lưng: Sự mất cân bằng cơ thể là ảnh hưởng đến cổ và lưng, gây ra các cơn đau khó chịu.
  • Nguy cơ cao mắc nhiều bệnh khác: Viêm bao dịch ngón cái, đau xương cẳng chân, cong vẹo cột sống…

Khi nào trẻ nên đi khám bàn chân bẹt?

Bàn chân chính là nền tảng nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Việc chậm trễ trong chữa trị hội chứng bàn chân bẹt có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trẻ em nên được thăm khám bàn chân bẹt từ sớm 3 – 7 tuổi. Bởi, chúng giúp quá trình điều trị đơn giản và dễ dàng hơn. Đây được xem là độ tuổi vàng để điều trị bàn chân bẹt. Tại thời điểm này nếu có phương pháp phù hợp trẻ có thể có cuộc sống bình thường. Bố mẹ nên chú ý cho con đi khám càng sớm càng tốt trong trường hợp phát hiện ra các dấu hiệu của con.

Cách điều trị bàn chân bẹt cho trẻ

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bàn chân bẹt khác nhau. Mỗi cách điều trị ứng với một thời điểm phù hợp cho bé.

Phẫu thuật bàn chân bẹt

Phương pháp phẫu thuật bàn chân bẹt cho bé không được các bác sĩ khuyến khích để điều trị cho trẻ dưới 8 tuổi. Bởi, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn, mất nhiều thời gian cho việc phục hồi. Phẫu thuật chỉ dành cho trẻ bị dị tật quá nặng. Hoặc cấu trúc xương của trẻ bị biến dạng một cách nghiêm trọng.

Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Nếu được phát hiện kịp thời, sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp vừa an toàn vừa hiệu quả cho trẻ. Đế chỉn hình là một dụng cụ hỗ trợ, được thiết kế riêng theo kích thước chân của trẻ. Đế được đặt vào dép hoặc giày nhằm giúp tái tạo vòm bàn chân. Đối với trẻ 3 – 7 tuổi thường xuyên mang đế sẽ tạo vòm chân hiệu quả. Đối với trẻ 7 – 12 tuổi phải mang nhiều thời gian hơn mới thấy hiệu quả.

>> Xem thêm: Khám Bàn Chân Bẹt Cho Trẻ Ở Đâu?

Rèn luyện thêm về thể chất

Bàn Chân Bẹt Là Gì? Cải Thiện Bàn Chân Bẹt Ở Trẻ

Một số bài tập đơn giản như co giãn gót chân, lăn chân với bóng tennis

Một số bài tập đơn giản như co giãn gót chân, lăn chân với bóng tennis, nâng vòm bàn chân.. Giúp hỗ trợ điều trị hội chứng bàn chân bẹt cho trẻ. Tuy nhiên, biện pháp này không đem lại hiệu quả cao nếu chỉ tiến hành đơn lẻ. Vì vậy, cha mẹ nên kết hợp sử dụng đế chỉnh hình và luyện tập để có hiệu quả nhất.

Kết luận

Bài viết trên đã giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc bàn chân bẹt là gì? Dấu hiệu của chúng? Phương pháp điều trị hiệu quả?… Chắc chắn, khi đọc xong ba mẹ đã có cho mình những kiến thức bổ ích hỗ trợ con phát triển toàn diện. Chúc cha mẹ sớm thành công để con được hoạt động tốt nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 872 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan