Bàn Chân Khoèo Bẩm Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là bàn chân khoèo bẩm sinh. Bàn chân khoèo bẩm sinh không gây đau đớn cho trẻ nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Hãy cùng True Happiness đi tìm hiểu sâu hơn về hội chứng bàn chân khoèo bẩm sinh sau đây.

Bàn Chân Khoèo Bẩm Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Khoèo chân bẩm sinh là sự biến dạng của một hoặc cả hai bàn chân của trẻ ngay từ khi trẻ mới sinh ra

Bàn chân khoèo bẩm sinh được hiểu như thế nào?

Bàn chân khoèo bẩm sinh là sự biến dạng của một hoặc cả hai bàn chân của trẻ ngay từ khi trẻ mới sinh ra có biểu hiện như sau:

  • Phần trước bàn chân nghiêng, xoay trong và bị kéo xuống dưới
  • Gót và phần sau bàn chân vẹo trong
  • Bàn chân duỗi đổ kiểu bàn chân ngựa
  • Vòm gan chân lõm

Dị tật này thường xảy ra ở 2 bên, nếu xảy ra 1 bên thường thấy bên trái nhiều hơn bên phải.

>> Xem thêm: Trẻ Tự Kỷ Chậm Nói: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Giao Tiếp

Các lý do gây khoèo chân bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh vẫn chưa được xác định rõ. Có thể do một số nguyên nhân khác nhau như sau:

Chân khoèo bẩm sinh do di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy, khoèo chân bẩm sinh có mối quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền. Một số yếu tố di truyền của bàn chân khoèo bẩm sinh như: bất thường về gen, bất thường về mô học hoặc bất thường về mặt giải phẫu.

Thai kỳ bị tác động dẫn đến chân khoèo bẩm sinh

  • Mẹ bầu hút thuốc lá và dùng chất kích thích trong quá trình mang thai. Theo đó, các chất chuyển hóa từ những chất trong thuốc lá gây ảnh hưởng xấu đến bộ máy di truyền của trẻ. Do đó, gây ra nhiều dị tật ở trẻ sơ sinh.
  • Mẹ bầu phải sống trong môi trường nhiều khói bụi như khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp…
  • Mẹ bầu mắc các bệnh nền làm thay đổi quá trình cho việc chuyển hóa bình thường
  • Mẹ bầu có quá ít nước ối hoặc thiếu ối. Điều này làm cho màng ối bị co kéo, dây rốn và cơ tử cung chèn lên bàn chân khiến chân bị khoèo.
  • Sự thay đổi nhiệt độ của môi trường gây ảnh hưởng phần này đến mẹ bầu. Đây cũng có thể là nguyên nhân gây khoèo chân ở trẻ.
  • Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bàn chân khoèo ở trẻ
  • Tiền căn gia đình: Nếu bố mẹ hoặc anh chị của trẻ từng bị khoèo chân bẩm sinh thì khả năng cao trẻ cũng sẽ bị khoèo chân bẩm sinh.
  • Các tình trạng bẩm sinh: Trong một số trường hợp, khoèo chân có thể xuất hiện cùng một số vấn đề cơ xương khớp bẩm sinh như: gai đôi cột sống, biến dạng xương,…
  • Môi trường sống: Mẹ bầu thích uống rượu, dùng chất kích thích…

Dấu hiệu của trẻ khi bàn chân bị khoèo bố mẹ nên chú ý

Bàn chân khoèo là một dị tật bẩm sinh ở trẻ mà có thể quan sát thấy một cách dễ dàng. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

  • Phần giữa và trước của bàn chân khép và nghiêng vào trong
  • Bàn chân gập lòng rõ rệt
  • Mép ngoài của bàn chân cong
  • Không sờ thấy khoảng giữa mắt cá trong và xương ghe
  • Ngón chân cái ngắn
  • Cơ bắp chân teo nhỏ
  • Không thể kéo thẳng bàn chân hoặc không thể đưa chân vào tư thế bình thường
  • Một số dị tập kèm theo như: cứng khớp gối, trật khớp háng, cứng khớp khuỷu…

Phương pháp điều trị dị tật bàn chân khoèo ở trẻ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bàn chân chân khoèo ở trẻ, có thể kể đến một số phương pháp như sau:

Phương pháp Ponseti

Phương pháp này áp dụng cho trẻ 7 – 10 ngày. Bước đầu, bệnh nhi sẽ được tiến hành nắn chỉnh vòm, chỉnh bàn chân khỏi khép và gót vẹo vào trong. Sau đó, được bó bột để cố định bàn chân sau khi đã nắn chỉnh. Thời gian bó bột vào khoảng 5 – 8 tuần, mỗi tuần thay bột 1 lần. Tiếp đến, bệnh nhi được cắt gân gót và bó tiếp tục trong 3 tuần sau. Giai đoạn cuối cùng là bệnh nhi mang nẹp giày trong suốt cả ngày, thậm chí cả khi ngủ trong 3 tháng. Cuối cùng, bệnh nhi chỉ mang giày vào buổi tối khi đạt đến 5 tuổi.

Phương pháp kéo duỗi và băng bó

Bàn Chân Khoèo Bẩm Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Phương pháp kéo duỗi và băng bó cần được luyện tập hằng ngày

Đây được xem là phương pháp vật lý trị liệu để điều trị bàn chân khoèo. Bệnh nhân cần vận động bàn chân mỗi ngày sau đó giữ tư thế đúng của bàn chân với băng keo và dùng máy để khiến bàn chân vận động liên tục trong lúc bệnh nhân ngủ. Sau 2 tháng kéo duỗi và băng bó thì điều trị giảm dần 3 lần/ 1 tuần cho đến khi trẻ đạt 6 tháng. Cuối cùng cho trẻ luyện tập hàng ngày kết hợp mang đai nẹp ban đêm cho trẻ.

>> Xem thêm: Cong Vẹo Cột Sống Ở Trẻ – Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Phẫu thuật

Đây là phương pháp áp dụng trong trường hợp nặng. Kỹ thuật mổ kéo dài gân gót, đưa bàn chân trở lại tư thế đúng.

Kết luật

Bàn chân khoèo bẩm sinh là một bệnh lý phổ biến hiện nay. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra một số dị tật suốt đời cho trẻ. Từ đó, làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống sau này của trẻ. Do đó, cha mẹ nên lưu ý các dấu hiệu để nhận biết sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, chính xác. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, cha mẹ hãy liên hệ với True Happiness để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, chính xác và phù hợp nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan