Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Theo Từng Giai Đoạn

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập cũng như tương lai sau này của trẻ. Vì vậy việc nhận biết và can thiệp sớm là vô cùng quan trọng., Cùng True Happiness tìm hiểu các biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ để có thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Theo Từng Giai Đoạn

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập

Chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em là gì?

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hay trẻ chậm ngôn (children with language delay) là trẻ có các kỹ năng ngôn ngữ không tương xứng với lứa tuổi. Sự chậm trễ được bộc lộ ở khó khăn trong lĩnh hội và làm chủ về hình thức ngôn ngữ (âm, từ và câu), về nội dung ngôn ngữ (từ vựng và ngữ nghĩa) hoặc về sử dụng ngôn ngữ (ngữ dụng). Các khó khăn cũng được thể hiện ở hạn chế về kĩ năng hiểu ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ. (Bacon & Wolcox, 2006, trg. 328). Trẻ chậm ngôn cũng ở vào các mức độ khó khăn khác nhau. Có trẻ chỉ chậm trễ mức độ nhẹ, bộc lộ ở một vài lỗi về từ và câu, song người khác vẫn có thể hiểu được thông điệp trong lời nói của trẻ. Cũng có những trẻ chậm trễ mức độ nặng, khi mà thậm chí không thể diễn đạt được ý muốn và nhu cầu cơ bản để người khác hiểu.

>> Xem thêm: Chuyên Gia Giải Đáp : Trẻ Tự Kỷ Có Hay Cười?

Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Các yếu tố sau đây được cho là thủ phạm gây nên tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

Môi trường

Môi trường là yếu tố rất lớn tác động đến sự phát triển của một đứa trẻ. Bố mẹ ít dành thời gian quan tâm, trò chuyện. Hoặc trẻ có tuổi thơ bị bạo hành, gia đình không hạnh phúc sẽ ảnh hưởng đến việc học nói của trẻ.

Vấn đề về thính giác

Trẻ có khả năng nghe kém sẽ không thể bắt chuẩn âm và nói chính xác. Vì vậy, những đứa trẻ khiếm khuyết về thính giác thường sử dụng cử chỉ thay vì sử dụng lời nói để giao tiếp.

Bệnh lý

Chậm phát triển ngôn ngữ là triệu chứng chung của những bệnh lý ở trẻ sau: chậm phát triển, bại não, tự kỷ, khiếm khuyết mặt trí tuệ… Tuy nhiên, một đứa trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ không không có nghĩa là bị mắc các hội chứng kể trên.

Một số mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Nếu trẻ không nói được khi 3 tuổi. Đồng thời, trẻ có kèm theo một số biểu hiện sau đây thì có khả năng cao bé bị chậm phát triển ngôn ngữ:

Khi trẻ từ 8 – 12 tháng

  • Hiểu 3- 50 từ.
  •  Những từ đầu tiên dùng để chỉ người và đồ vật thân quen; trò chơi giao tiếp và quen thuộc; nói về sự xuất hiện, biến mất và trở lại.

Khi trẻ từ 12 -18 tháng

  •  Có vốn từ diễn đạt 50 – 100 từ ở 18 tháng tuổi.

  • Hiểu và diễn đạt câu tiếng một về chủ thể, hành động, đối tượng, vị trí, sở hữu, từ chối, sự biến mất, sự không tồn tại, phủ nhận.

  •  Hiểu các từ vượt ra ngoài những trò chơi quen thuộc; vẫn cần có bối cảnh hỗ trợ để hiểu từ.

Khi trẻ từ 18- 24 tháng

  • Có vốn từ diễn đạt 200 – 300 từ ở 24 tháng tuổi.

  •  Diễn đạt các mối quan hệ phổ biến: chủ thể – hành động; chủ thể – đối tượng; hành động – đối tượng; hành động – vị trí; thực thể – vị trí; sở hữu – chủ sở hữu; thực thể – biểu hiện; thực thể – thuộc tính.

Khi trẻ từ 24 – 30 tháng

  • Hiểu và sử dụng câu hỏi về đối tượng (cái gì?), con người (ai?), và các sự kiện chính (X đang làm gì? X đang đi đâu?)

Khi trẻ từ 30 – 36 tháng

  • Hiểu và sử dụng câu hỏi tại sao?

  • Hiểu và sử dụng các từ chỉ vị trí không gian (trong, ngoài, trên, dưới,…)

Khi trẻ 36 – 42 tháng

  • Hiểu và sử dụng các câu kế tiếp nhau có mối quan hệ thời gian, nhân quả, đối lập.
  • Hiểu các từ chỉ màu sắc cơ bản.
  • Hiểu và sử dụng các từ thuộc cùng một lớp.

Khi trẻ từ 42 – 48 tháng

  • Hiểu và sử dụng các câu hỏi khi nào? và như thế nào?
  • Hiểu các từ chỉ hình dạng cơ bản (tròn, vuông, tam giác).
  • Hiểu và sử dụng từ cơ bản chỉ kích thước (to, nhỏ).
  • Sử dụng các từ nối và và bởi vì trong câu ghép.

Biểu hiện chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Trẻ chậm ngôn ngữ cũng ở vào các mức độ khó khăn khác nhau. Có trẻ chỉ chậm trễ mức độ nhẹ, bộc lộ ở một vài lỗi về từ và câu, song người khác vẫn có thể hiểu được thông điệp trong lời nói của trẻ. Cũng có những trẻ chậm trễ mức độ nặng, khi mà thậm chí không thể diễn đạt được ý muốn và nhu cầu cơ bản để người khác hiểu, phát triển chậm hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ.

 Trẻ chậm ngôn thường bộc lộ các dấu hiện sau

  • Hạn chế về vốn từ
  • Mắc nhiều lỗi về câu
  • Khó nhớ từ đã học
  • Nói câu ngắn với cấu trúc đơn giản hơn nhiều so với bạn cùng lứa tuổi.
  • Hạn chế về hiểu từ, câu, nhất là một số loại từ ngữ nhất định, chẳng hạn các từ ngữ chỉ không gian (trong/ngoài, trên/dưới, bên phải/bên trái, phía trước/phía sau,…)

 Hiện tượng chậm ngôn có thể quan sát thấy ở nhiều nhóm trẻ khuyết tật. Trẻ tự kỉ và khuyết tật trí tuệ rõ ràng có chậm trễ về phát triển ngôn ngữ. Trẻ khiếm thính, nếu không có phương tiện trợ thính phù hợp và không được can thiệp sớm thì nguy cơ cao bị hạn chế nghiêm trọng hoặc mất khả năng giao tiếp bằng lời nói.

 Các trường hợp vừa nêu là chậm ngôn thứ phát (do tật khác gây ra). Tuy nhiên , có nhiều trẻ những trẻ chậm ngôn không rõ nguyên nhân. Các em này không khuyết tật trí tuệ, không tự kỉ, cũng không khiếm thính, nhưng có lịch sử chậm nói rõ rệt.

Một số trẻ trẻ chậm ngôn gặp khó khăn khi hiểu ý nghĩa lời nói của người khác

Tức là hạn chế kỹ năng tiếp nhận ngôn ngữ, với các biểu hiện:

  • Khó hoặc không hiểu khi người khác ra hiệu
  • Khó hoặc không theo được chỉ dẫn của người khác
  • Khó hoặc không trả lời câu hỏi
  • Khó hoặc không xác định được đối tượng và hình ảnh mà người khác đang nói tới

Một số trẻ chậm ngôn khác lại gặp hạn chế về kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ

Các trẻ như vậy có các biểu hiện sau:

  • Khó hoặc không biết đưa ra câu hỏi
  • Khó khăn khi gọi tên các sự vật, hiện tượng
  • Khó hoặc không biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ để giao tiếp
  • Khó hoặc không biết ghép các từ tạo thành câu
  • Không biết sử dụng đại từ nhân xưng
  • Khó hoặc không biết khởi xướng một cuộc trò chuyện và duy trì chủ đề câu chuyện.

>> Xem thêm: Trẻ Bại Não Có Dấu Hiệu Gì? Cha Mẹ Nên Biết

Biện pháp khắc phục chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em

Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Theo Từng Giai Đoạn

Phụ huynh nên cho trẻ tham gia vào các lớp học tại trung tâm phục hồi chức năng

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Phối hợp giữa trung tâm can thiệp và gia đình. Hiện nay, có rất nhiều cách can thiệp giúp trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cải thiện tình trạng của mình. Tại trung tâm True Happiness trẻ sẽ được khám đánh giá và  lên chương trình can thiệp phù hợp với những chiến lược phát triển ngôn ngữ khác nhau:

Chiến lược thường được sử dụng để kích thích phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm ngôn gồm:

  • Độc thoại
  • Nói song song
  • Nói có mô tả
  • Mở rộng.

Các chiến lược phát triển vốn từ và ngữ nghĩa, chiến lược nối dài phát ngôn và hiệu chỉnh cú pháp… . Từ đó, giúp trẻ sớm hòa nhập và phát huy nhiều tiềm năng của trẻ trong tương lai.

Kết luận

Việc chậm phát triển ngôn ngữ gây ra những ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của trẻ. Do đó, ba mẹ cần quan tâm, chú ý các biểu hiện của con để có phương pháp phù hợp nhất. Để các trẻ chậm phát triển ngôn ngữ được phát triển một cách toàn diện nhất ba mẹ nên cho trẻ tham gia các lớp học tại trung tâm điều trị phục hồi chức năng. Tại đây, trẻ sẽ được giao tiếp học hỏi kiến thức trực tiếp. Điều này thúc đẩy khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Liên hệ ngay với True Happiness nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan