Dấu Hiệu Bàn Chân Bẹt Và Cách Điều Trị Kịp Thời

Theo một số quan điểm xưa, bàn chân bẹt với gan bàn chân phẳng lì tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Tuy nhiên, theo y học, bàn chân bẹt được xem là hội chứng. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, đặc biệt là cột sống. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin về dấu hiệu bàn chân bẹt để bạn kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Dấu Hiệu Bàn Chân Bẹt Và Cách Điều Trị Kịp Thời

Dấu Hiệu Bàn Chân Bẹt Và Cách Điều Trị Kịp Thời

Nguyên nhân gây ra

Dưới đây, là một số nguyên nhân gây ra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ:

  • Do di truyền: Từ phía người thân hoặc ba mẹ có tiền sử về hội chứng bàn chân bẹt
  • Do thói quen: Do người mắc hội chứng có thói quen đi chân đất hoặc dép xăng – đan
  • Các mô kết nối ở chân trẻ bị kéo giãn và sưng. Do trẻ hoạt động quá mức hoặc mang giày không phù hợp. ..
  • Dây chằng không được cố định chắc chắn. Do đó, dẫn đến các biến dạng và làm mất đi vòng cong ở bàn chân.
  • Mắc một số bệnh về xương khớp hoặc gãy xương làm tăng nguy cơ mắc hội chứng bàn chân bẹt
  • Chênh lệch chiều dài của hai chân. Nếu 1 trong 2 chân có chiều dài hơn bên còn lại, bàn chân có chiều dài hơn sẽ có vòm phẳng hơn. Bởi, nó tạo ra sự cân bằng. Khi mất cân bằng chiều dài chân có thể gây ra vẹo cột sống cổ.
  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh như nứt đốt sống, bại não, loạn dưỡng cơ…

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Hội Chứng Bàn Chân Bẹt

Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹt

Khi trẻ ở độ tuổi 2 – 3 tuổi các bậc phụ huynh nên để ý một số dấu hiệu dễ dàng nhận biết sau đây:

  • Khớp gối bị xoay lệch và có xu hướng bị chùm vào nhau
  • Chân bé đi hình chữ V
  • Cổ chân bị xoay đổ vào trong hay ra ngoài
  • Khi đứng thẳng, bàn chân trẻ không hề có lõm

Cha mẹ cũng có thể kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt bằng cách đơn giản sau:

  • Đầu tiên, làm ướt chân trẻ bằng nước có màu
  • Tiếp đến, yêu cầu trẻ đặt bàn chân lên một tờ giấy trắng. Nếu bố mẹ nhìn thấy dấu ấn cả bàn chân của trẻ trên thì có khả năng trẻ đã bị mắc chứng bàn chân bẹt. Trái lại, nếu phần in có khoảng trống nhỏ thì trẻ bình thường.

Hậu quả để lại nếu không được điều trị kịp thời

Dấu Hiệu Bàn Chân Bẹt Và Cách Điều Trị Kịp Thời

Hậu quả để lại nếu không được điều trị kịp thời

Hội chứng bàn chân bẹt sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Với những trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt khả năng vận động hạn chế. Do, mất cân bằng cơ thể nên khi chạy nhảy dễ bị ngã. Ngoài ra, dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ em còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bàn chân bị biến dạng : Do phần cạnh trong của bàn chân sẽ áp sát xuống mặt đất nên khi đi lại lâu dần sẽ khiến bàn chân bị biến dạng.
  • Viêm hoặc thoái hóa khớp gối: Do cấu trúc bàn chân bẹt khiến các xương ở cẳng chân xoay khi chạy nhảy hoặc đi lại. Điều này, dẫn đến các khớp gối cũng bị xoay lệch. Đây chính là căn nguyên gây thoái hóa và viêm khớp gối.
  • Tác động xấu đến lưng và cổ: Sự mất cân bằng cơ thể gây ảnh hưởng xấu đến cổ và lưng. Từ đó, gây ra các cơn đau và bệnh lý phát sinh.
  • Nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác: ngón chân cái có cấu trúc bất thường, viêm bao hoạt dịch ngón tay, đau xương cẳng, viêm khớp…

Phương pháp điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em

Trẻ từ 3 đến 7 tuổi được cho là độ tuổi vàng điều trị bàn chân bẹt. Bởi, nếu chữa trị đúng cách trẻ sẽ có một cuộc sống bình thường, không hạn chế các hoạt động. Tham khảo một số phương pháp được đông đảo phụ huynh lựa chọn áp dụng:

Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Nếu được phát hiện sớm, đế chỉnh hình là phương pháp được đánh giá an toàn, hiệu quả. Đế chỉnh hình là một dụng cụ hỗ trợ, được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân mỗi trẻ. Đế chỉnh hình được đặt vào dép hoặc giày của trẻ nhằm mục đích tái tạo vòm bàn chân. Với trẻ từ 3 – 7 tuổi thường xuyên mang đế chỉnh hình sẽ giúp cấu trúc bàn chân trở về vị trí cân bằng. Trẻ sau 7 tuổi đến đủ 12 tuổi, hiệu quả tạo vòm chân sẽ thấp hơn. Đồng thời, trẻ cũng phải mang đế chỉnh hình trong khoảng thời gian dài hơn.

>> Xem thêm: Từ A – Z Các Điều Cha Mẹ Nên Biết Về Chân Vòng Kiềng Ở Trẻ

Phẫu thuật bàn chân bẹt

Sử dụng phương pháp phẫu thuật không được các bác sĩ khuyến khích để điều trị hội chứng bàn chân bẹt với trẻ dưới 8 tuổi hoặc ít gặp dị tật nghiêm trọng. Bởi, phương pháp này tồn tại rất nhiều rủi ro và thời gian phục hồi. Phẫu thuật chỉ được lựa chọn khi trẻ gặp dị tật quá nặng. Hoặc cấu trúc xương của trẻ bị biến dạng một cách nghiêm trọng.

Kết luận

Hội chứng bàn chân bẹt không quá nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời. Do đó, với các dấu hiệu bàn chân bẹt được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bố mẹ nhận biết sớm hơn tình trạng của bé. Đồng thời, kết hợp thêm các phương pháp điều trị để thu được hiệu quả tốt nhất cho bé.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 872 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan