Điều Trị Phục Hồi Chức Năng Cho Trẻ Bại Não Chính Xác, Hiệu Quả Cao

Hiện nay, phương pháp điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại não đang thu lại được hiệu quả cao. Bài viết sau True Happiness chia sẻ cụ thể đến bạn các phương pháp điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại não. Hy vọng, với những chia sẻ trên ba mẹ sẽ  giúp các em phát triển tốt hơn.

Điều Trị Phục Hồi Chức Năng Cho Trẻ Bại Não Chính Xác, Hiệu Quả Cao

Phương pháp điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bại não đang thu lại được hiệu quả cao

Điều trị bại não bằng phục hồi chức năng cần những điều kiện gì?

Phục hồi chức năng là biện pháp quan trọng, giúp trẻ cải thiện chức năng bị khiếm khuyết hoặc bị mất. Phục hồi chức năng cho trẻ bại não tốt nhất nên thực hiện sớm và có sự đồng hành của gia đình. Điều này sẽ giúp bé phát triển tốt hơn. Các điều kiện phục hồi chức năng của trẻ bại não bao gồm:

  • Phục hồi sớm qua vận động
  • Phục hồi qua quá trình sinh hoạt mỗi ngày
  • Phục hồi qua hoạt động giao tiếp xã hội
  • Phục hồi qua giáo dục đặc biệt đáp ứng sự phù hợp trí tuệ của từng trẻ

>> Xem thêm: Triệu Chứng Cong Vẹo Cột Sống Ở Trẻ Em

Một số phương pháp luyện tập phục hồi chức năng cho trẻ bại não

Để trẻ phục hồi chức năng một cách tốt nhất, cha mẹ cần tham khảo một số bài tập phục hồi chức năng sau đây:

Tập luyện vận động

  • Điều chỉnh một số tư thế bất thường ở tay hoặc ở chân của trẻ
  • Tập luyện các bài tập chức năng vận động. Các bài tập phụ thuộc theo các giai đoạn phát triển của trẻ như nâng đầu cổ, ngồi, bò, quỳ, đứng, đi…
  • Kích thích và tạo thuận lợi cho trẻ trong việc vận động một cách chủ động thông qua các trò chơi. Từ đó, giúp trẻ rèn luyện về cảm giác: thị giác, xúc giác, thính giác, vị giác..
  • Kỹ thuật để điều chỉnh tư thế như địu, bế nách, nằm võng, ngồi, giữ thăng bằng…

Tập luyện các sinh hoạt hằng ngày

  • Các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày bao gồm: vệ sinh, tắm rửa, ăn uống… của trẻ bại não cũng bị ảnh hưởng
  • Đối với trẻ bại não nặng, cần sự hỗ trợ hoàn toàn từ phía gia đình trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày
  • Nếu được huấn luyện từ sớm, đúng cách và kiên trì nhiều trẻ bại não có thể tự lập được trong cuộc sống của mình. Điều này cực kỳ quan trọng, nhất là khi trẻ bại não trưởng thành.

Các nguyên tắc sinh hoạt hàng ngày để phục hồi chức năng cho trẻ bại não

Các nguyên tắc sinh hoạt hàng ngày phải được tập luyện càng sớm càng tốt. Ba mẹ phải phối hợp huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hằng ngày song song với phục hồi chức năng khác.

Tư thế cho trẻ ăn uống

  • Mẹ ngồi trên ghế và đặt trẻ nằm ngửa ở trên đùi mẹ. Đầu trẻ ở vị trí trung gian và hơi gập. Đưa bình sữa hoặc thìa thức ăn từ dưới lên từ từ vào miệng trẻ.
  • Nếu sữa hoặc thức ăn được đưa từ trên xuống sẽ làm trẻ ưỡn đầu ra sau. Toàn thân trẻ trở nên co cứng rất khó cho việc nuốt, nhai hoặc mút.
  • Kỹ thuật kiểm soát miệng khi cho trẻ ăn uống
  • Khi thức ăn đã được đưa vào miệng trẻ, ta dùng ngón tay nâng hàm dưới của trẻ lên. Điều này giúp trẻ ngậm môi để giữ thức ăn và nhai.

Tập cho trẻ ăn uống

  • Để trẻ tự đưa thìa từ trên xuống vào miệng khi toàn thân ưỡn.
  • Trẻ bại não chưa tự ngồi có thể học cách mặc quần ở tư thế nằm
  • Tư thế ngồi tốt giúp trẻ ổn định tư thế khi thay quần áo
  • Khi trẻ đã biết ngồi, hay tay ta cố định hông hoặc đùi giúp trẻ tự xỏ bít tất.

Tập cho trẻ kỹ năng đi vệ sinh

  • Đặt bô lên ghế, hai tay mẹ giữ bé ở tư thế gập háng, đưa người ra đằng trước, hai chân tách rời.
  • Thiết lập hệ thống hỗ trợ trẻ bám tay khi đi vệ sinh
  • Kỹ năng cởi – mặc quần áo
  • Chọn tư thế phù hợp mặc quần áo cho trẻ
  • Nếu mẹ đứng một bên, trẻ sẽ quay mặt sang bên kia sẽ khiến mẹ gặp khó khăn khi duỗi các khuỷu tay trẻ để cởi áo.
    Huấn luyện trẻ kỹ năng thay quần áo
  • Trẻ nằm sấp hoặc ngồi hai tay cầm 1 cái vòng xỏ vào chân. Đây là kỹ năng vận động trẻ phải làm khi thay quần áo sau này.
  • Trẻ ngồi trên ghế, hai tay cầm vòng xỏ vào đầu, tụt dần xuống chân.

>> Xem thêm: Phục hồi chức năng cho trẻ bại não

Tập luyện giao tiếp xã hội

Điều Trị Phục Hồi Chức Năng Cho Trẻ Bại Não Chính Xác, Hiệu Quả Cao

Tập luyện về giao tiếp giúp trẻ sớm hòa nhập xã hội

  • Tập luyện ngôn ngữ cho trẻ càng sớm càng tốt. Tập luyện về giao tiếp giúp trẻ sớm hòa nhập xã hội. Một số cách giao tiếp như: ra hiệu bằng tay, đầu, thân người… Các hoạt động sau sẽ kích thích giao tiếp ở trẻ:
  • Khi bế hay ôm trẻ hãy cầm tay của trẻ sờ vào mặt bạn. Bạn cho trẻ sờ tay vào các bộ phận như mũi, tai, miệng…. Sau đó, giới thiệu cho trẻ từng bộ phận.
  • Cho trẻ khả năng lựa chọn. Lúc đầu cho trẻ uống nước lạnh sau cho trẻ uống nước ấm. Cho trẻ ăn đồ ăn chua rồi ngọt. Mỗi hoạt động trẻ có phản ứng ra sao.
  • Khi cho trẻ ăn hãy dừng lại nửa chừng xem trẻ có đòi ăn thêm không. Trong một trường khác, hãy xem cách từ chối của trẻ sau khi đã ăn no như thế nào.

Kết luận

Ba mẹ trẻ bị bại não cần cho trẻ tham gia các lớp phục hồi chức năng sớm. Bởi, các kỹ thuật viên có chuyên môn sẽ tập vận động trị liệu cho trẻ đúng cách mang lại hiệu quả cao. Trẻ sẽ được tập các bài tập mạnh cơ, giảm co cứng với các hoạt động trị liệu như lẫy, nâng đầu, bò, nằm sấp hay tập thăng bằng để cải thiện tình trạng một cách tối ưu nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan