Tại Sao Trẻ Tự Kỷ Khó Ngủ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sinh hoạt của mỗi con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học, trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ khó ngủ, trẻ bứt rứt, căng thẳng không thể ngủ được. Vậy trẻ tự kỷ khó ngủ là do đâu? Tất cả sẽ được giải thích chi tiết trong bài viết sau.

Tại Sao Trẻ Tự Kỷ Khó Ngủ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Vậy trẻ tự kỷ khó ngủ là do đâu?

Các nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ khó ngủ

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định chắc chắn về nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ khó ngủ. Một số giả thuyết đã chỉ ra các yếu tố liên quan như:

Do rối loạn giác quan

Trẻ tự kỷ khó ngủ có thể đến từ những sự nhạy cảm quá mức với các tình huống, sự kiện, hình ảnh kích thích bên ngoài môi trường. Cụ thể, trẻ có thể nhạy cảm với âm thanh, tiếng động của côn trùng, xe cộ… Chính vì vậy, nếu không gian ngủ của trẻ có quá nhiều ánh sáng hoặc phòng ngủ quá ồn bên ngoài bị ảnh hưởng âm thanh sẽ khiến trẻ mất ngủ. Ngoài ra, khi gặp căng thẳng, lo lắng quá mức cũng khiến trẻ khó ngủ. Giấc ngủ chập chờn hay tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.

>> Xem thêm: Phương pháp giúp trẻ phát triển nhận thức sớm

Do rối loạn hormone melatonin

Đây là một loại hormone quan trọng lắm giữ vai trò điều chỉnh và cân bằng chu kỳ giấc ngủ của con người. Theo các nghiên cứu, đối với trẻ tự kỷ loại hormone này thường không đảm bảo có thể thấp hơn hoặc cao hơn so với mức thông thường. Do đó, trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng. Khi nồng độ hormone giảm dần sẽ khiến cơ thể trẻ cảm thấy tỉnh táo không thể ngủ ngon. Hormone của người thông thường tăng cao vào ban đêm và hạ thấp dần vào ban ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ thì hoàn toàn ngược lại. Trẻ có hormone tăng cao vào ban đêm và hạ thấp vào ban ngày. Do đó, trẻ tự kỷ thường hay bị mất ngủ.

Do sự cản trở trong giao tiếp

Đối với trẻ bình thường, sẽ hiểu rằng bản thân cần phải đi ngủ vào ban đêm và thức dậy vào trời sáng. Đây là nhịp sống sinh học bình thường của mỗi con người, phù hợp với chu kỳ thay đổi của tự nhiên. Ngoài ra, những đứa trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng và làm theo các tín hiệu xã hội. Cụ thể, bé sẽ đi ngủ khi nhận thấy những người xung quanh đi ngủ. Tuy nhiên, do sự hạn chế về giao tiếp nên trẻ tự kỷ sẽ không bị tác động bởi yếu tố này.

Do ảnh hưởng từ các bệnh lý liên quan

Trẻ tự kỷ có khả năng đi kèm các bệnh lý về sức khỏe như động kinh, hen suyễn, viêm tai hoặc các rối loạn cảm xúc. Các triệu chứng của bệnh sẽ làm ảnh hưởng. Từ đó, khiến cho chất lượng giấc ngủ bị suy giảm đáng kể. Đồng thời, trong quá trình sử dụng thuốc có thể khiến giấc ngủ bị tác động tiêu cực gây khó ngủ.

Cách nhận biết trẻ tự kỷ đang rối loạn giấc ngủ

Cần kịp thời nhận biết sự suy giảm về chất lượng giấc ngủ của trẻ thông qua các biểu hiện như sau:

  • Khi đến giờ ngủ, trẻ thường trằn trọc, căng thẳng, lo lắng, bứt rứt không thể ngủ được

  • Trẻ mất rất nhiều thời gian để có thể đi vào giấc ngủ

  • Thời gian ngủ của trẻ thường ngắn. Trẻ thường giật mình thức vào giữa đêm và khó có lại giấc ngủ ngon

  • Trẻ ngủ muộn, thức sớm

  • Vào ban ngày trẻ thường ở trong trạng thái lờ đờ, thiếu sức sống, mệt mỏi và chán chường

  • Do thiếu ngủ quá mức nên trẻ dễ nóng nảy, cáu gắt, kích động

Cách khắc phục hiệu quả cho trẻ tự kỷ khó ngủ

Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả và an toàn có thể giúp trẻ tự kỷ nâng cao chất lượng giấc ngủ, thoát khỏi tình trạng khó ngủ:

Thiết kế không gian ngủ sạch sẽ và thoải mái cho trẻ

  • Lựa chọn phòng ngủ yên tĩnh. Không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tiếng ồn xe cộ hoặc các thiết bị trong nhà như tivi, điện thoại…

  • Phòng ngủ cũng cần điều chỉnh độ sáng cho phù hợp. Nhiều trẻ cảm thấy dễ ngủ hơn trong không gian tối nhưng cũng có một vài trường hợp cần chút ánh sáng dịu nhẹ ở góc giường.

  • Giường ngủ được vệ sinh thường xuyên. Ga giường phải luôn sạch sẽ. Ngoài ra, bố trí thêm máy xông tinh dầu để tạo mùi hương dễ chịu, giúp trẻ dễ đi sâu vào giấc ngủ.

Giúp trẻ xây dựng thói quen lành mạnh về giấc ngủ

Duy trì tốt về các hoạt động thường nhật được làm trước giờ ngủ. Trẻ cũng sẽ dần quen với điều đó và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Một số ví dụ cụ thể mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho con như thay đồ ngủ – đi vệ sinh – rửa tay – đánh răng – uống nước – đọc truyện – lên giường – ngủ. Các hoạt động này được diễn ra trong phòng ngủ của trẻ sẽ gia tăng được hiệu quả tốt hơn.

Gia tăng hoạt động thể chất về ban ngày

Tại Sao Trẻ Tự Kỷ Khó Ngủ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Khi hoạt động cả ngày, cơ thể của trẻ sẽ dần bị tụt giảm năng lượng vào ban đêm

Khi hoạt động cả ngày, cơ thể của trẻ sẽ dần bị tụt giảm năng lượng vào ban đêm. Lúc này, trẻ sẽ cần một giấc ngủ sâu. Mặt khác, theo nghiên cứu khoa học, việc trẻ được vận động đúng cách không chỉ giúp tăng cường thể chất mà còn giảm stress, căng thẳng. Các bậc phụ huynh nên đồng hành cùng trẻ. Hãy khuyến khích trẻ đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe đạp, đá banh…

>>> Xem thêm: Phục hồi chức năng cho trẻ bại não

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ

Phụ huynh cũng nên chú ý cho con ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa. Đặc biệt, là những buổi chiều cần phải ưu tiên các món ăn dạng lỏng. Bởi, trẻ có thể hấp thụ và xử lý tốt. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều hoặc quá no vào buổi đêm, nhất là trước khi đi ngủ khiến trẻ bị đầy hơi, khó chịu, không ngủ được.

Kết luận

Trẻ tự kỷ khó ngủ là một trong những tình trạng phổ biến gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống và sức khỏe của trẻ nhỏ. Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ biết cách cách chăm sóc và cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ. Từ đó, giúp trẻ mau chóng phù hợp sức khỏe và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa

  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

 

Tin tức liên quan