Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bạn thấy con mình luôn gặp khó khăn khi phải tập trung, chú ý vào một việc gì đó? Bạn thấy con luôn chạy nhảy, vận động không ngừng dường như không mệt mỏi? Bạn có thấy con tính tình nóng nảy, thường xuyên quấy rầy và làm phiền mọi người? Nếu con của bạn có những dấu hiệu trên thì rất có thể con đang gặp phải chứng bệnh tăng động giảm chú ý. Bài viết sau đây tổng hợp các thông tin về trẻ tăng động giảm chú ý các bố mẹ tìm hiểu.

Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Trẻ tăng động giảm chú ý sẽ dễ bị phân tâm bởi yếu tố bên ngoài

Bênh tăng động giảm chú ý là gì?

Bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn phát triển phổ biến tại trẻ có độ tuổi từ 3 – 11. Đặc trưng của căn bệnh này là sự hiếu động thái quá, hoạt động không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, trẻ thường hay bồng bột trong suy nghĩ kèm theo sự kém chú ý, tập trung. Nếu không sớm điều trị, chứng bệnh này có thể ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống.

>> Xem thêm: Phương pháp giúp trẻ phát triển nhận thức sớm

Cách phát hiện trẻ tăng động giảm chú ý

Các biểu hiện sau đây cho thấy trẻ đang gặp phải chứng bệnh tăng động giảm chú ý.

Dấu hiệu kém chú ý, tập trung

  • Trẻ hay bỏ lỡ các chi tiết, hay quên
  • Khó có thể tham gia các tham gia các trò chơi cần sự chú ý hoặc khi bé nghe giảng bài
  • Tỏ ra thái độ không lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp
  • Khó khăn khi thực hiện các hoạt động liên quan đến các vấn đề quản lý thời gian, tổ chức, thời hạn.
  • Không thích thực hiện hoặc lảng tránh các công việc đòi hỏi sự cố gắng lâu dài như chuẩn bị báo cáo, bài tập…
  • Dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài. Cụ thể, nếu như đang học bài có tiếng động nhỏ trẻ cũng mất tập trung.
  • Hay quên trong các hoạt động hằng ngày: quên rửa mặt, đánh răng…

Dấu hiệu cho thấy sự hiếu động bồng bột và thái quá

  • Khi ngồi yên 1 chỗ cảm thấy khó chịu, bồn chồn. Thay vào đó, chúng phải vận động và cựa quậy khi ngồi.
  • Không thể tham gia các trò chơi cần đến sự kiên trì, nhẹ nhàng, nhẫn nại.
  • Tính tình nóng nảy, cáu gắt vô cớ, dễ tức giận. Thậm chí, có những hành vi như la hét, đánh bạn, tấn công bất ngờ…

Ngoài ra, trẻ còn có một số biểu hiện khác như:

  • Rối loạn chậm nói, ngôn ngữ, khả năng diễn đạt kém
  • Nhạy cảm quá mức với âm thanh, mất ngủ, trằn trọc, mộng mị, tỉnh giấc giữa đêm.

Nguyên nhân khiến trẻ tăng động giảm chú ý

Các nhà khoa học nhận thấy rằng, chứng bệnh này có kết quả của tương tác giữa yếu tố gen và môi trường. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ hoặc thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA…

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, người mẹ có thể sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất gây nghiện khác.. Hay trẻ bị sinh non, nhẹ cân.. Cũng có thể là yếu tố dẫn đến chức tăng động ở trẻ.

Bệnh tăng động giảm chú ý ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?

Tăng động giảm chú ý không ảnh hưởng đến trí thông minh nhưng sẽ làm giảm sự tập trung của trẻ. Có 20% trẻ tăng động gặp phải các vấn đề về đọc 60% trẻ gặp các vấn đề về chữ viết. Khi lớn, trẻ thường có tính cách bồng bột, hung hăng, suy nghĩ tiêu cực… Do đó, trẻ không có mối quan hệ tốt, hay vi phạm, dễ mắc trầm cảm.

>> Xem thêm: Phục hồi chức năng cho trẻ bại não

Cách điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý hiệu quả hiện nay

Trẻ Tăng Động Giảm Chú Ý: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Khi trẻ có những hành vi chưa tốt cha mẹ tuyệt đối không nên trách móc

Ba mẹ cần giáo dục hành vi đối với trẻ tăng động. Giáo dục hành vi trẻ được áp dụng theo các nguyên tắc sau:

  • Luôn luôn khích lệ những hành vi tốt của trẻ. Cụ thể, bố mẹ có thể khen trẻ, tặng những món quà, đồ chơi, quyển sách… Đó là những món đồ mà trẻ yêu thích. Từ đó, giúp trẻ có thêm động lực để cố gắng làm nhiều điều tốt hơn.
  • Khi trẻ có những hành vi chưa tốt cha mẹ tuyệt đối không nên trách móc. Cha mẹ phải thật sự bình tĩnh để hướng dẫn, chỉ bảo con thật nhẹ nhàng. Hoặc ba mẹ cũng có thể cho trẻ thấy hậu quả cho việc làm của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể kết hợp thêm các hình phạt đơn giản như không được ăn món ưa thích, không được đi chơi…
  • Lên kế hoạch, thiết lập thời gian biểu cho từng công việc hàng ngày và yêu cầu trẻ thực hiện theo.
  • Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con. Từ đó, giúp hiểu thêm về điều con mong muốn.
  • Khuyến khích con tham gia, trải nghiệm các hoạt động ngoại khóa. Hoặc các môn thể thao ngoài trời mang tính chất đồng đội như cầu lông, bóng đá, kéo co… Từ đó, giúp con phát triển toàn bộ về thể chất và tinh thần.
  • Bên cạnh việc giáo dục về hành vi thì phụ huynh cũng cần chú ý đến chú ý đến độ ăn uống của con. Nên cho con ăn tăng cường các thực phẩm giàu rau quả tươi, protein, hạn chế kẹo bánh, nước ngọt có ga hay các thực phẩm chế biến đóng gói sẵn.

Kết luận

Điều trị trẻ tăng động giảm chú ý không quá khó những cũng chẳng phải dễ dàng. Điều quan trọng nhất là các bậc phụ huynh cần kiên trì lâu dài. Hy vọng rằng với tất cả các thông tin trong bài viết trên đã giúp các bậc phụ huynh có thể đưa ra cho mình sự lựa chọn được giải pháp tốt nhất để điều trị chứng bệnh này cho con em mình.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan