Trẻ Tự Kỷ Có Đi Học Được Không? Thời Điểm Nào Phù Hợp Cho Trẻ?

Trẻ tự kỷ có đi học được không? Đây là thắc mắc được rất nhiều bậc phụ huynh con có hội chứng tự kỷ quan tâm. Hãy cùng True Happiness đi tìm câu trả lời cho thắc mắc của mình trong bài viết sau đây.

Trẻ Tự Kỷ Có Đi Học Được Không? Thời Điểm Nào Phù Hợp Cho Trẻ?

Trẻ tự kỷ có đi học được không?

Hội chứng tự kỷ ở trẻ em được hiểu như thế nào?

Hội chứng tự kỷ ở trẻ em là một hội chứng của não bộ mà không phải là một căn bệnh và không có thuốc nào chữa khỏi. Hội chứng này có sự thay đổi về mặt cấu trúc của thùy trán, thùy thái dương, tiểu não, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới và bất thường về sinh hóa thần kinh (hay nói cách khác chính là sự rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, có các hành vi lặp lại và rập khuôn, sự phát triển không đồng đều về mặt trí tuệ của trẻ). Do, sự xuất hiện của những đoạn gen bất thường.

>> Xem thêm: Chuyên Gia Giải Đáp : Trẻ Tự Kỷ Có Hay Cười?

Biểu hiện điển hình cho hội chứng tự kỷ ở trẻ?

Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể, điển hình  rất nhiều trẻ em khi có hội chứng tự kỷ đang gặp phải mà các bậc phụ huynh cần phải theo dõi.

Bất thường ngôn ngữ

Trẻ gặp vấn đề chậm nói hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói nữa hoặc vốn từ dần giảm đi, phát âm vô nghĩa, không nói theo những người xung quanh ngay cả chính những người thân chăm sóc trẻ hằng ngày. Ngôn ngữ của trẻ khá thụ động, vốn từ của trẻ ít, không tương tác bằng việc đặt câu hỏi… Giọng nói của trẻ thường sẽ gặp một số vấn đề như: lặp lại lời nói của người khác nhiều lần, lơ lớ, nói ríu lời, nói rất to…

Bất thường về hành vi

Trẻ có một số hành vi sau: đi kiễng gót, quay tròn người, nhìn nghiêng, chạy vòng quanh, luôn cầm nắm một vật trong tay không buông, thích nhìn các vật xoay tròn(quạt quay, thích quay tròn tất cả các loại đồ vật khi cầm được)… Các thói quen rập khuôn của trẻ như: ngồi đúng một chỗ, thích mặc một bộ quần áo, nằm một vị trí, làm việc theo thói quen trình tự nhất định không chấp nhận bất cứ sự thay đổi nào kể cả rất nhỏ trong quá trình làm…

Một số khả năng đặc biệt

Một số trẻ tự kỷ có khả năng đặc biệt như nhớ các vị trí của đồ vật trong nhà, nhớ số điện thoại… Các hành động này dễ gây nhầm tưởng cho phụ huynh là trẻ thông minh nhưng thực chất trẻ đang nhớ một cách máy móc và rất rập khuôn mà phụ huynh đang không phát hiện ra sự khác biệt của trẻ so với các mốc phát triển của độ tuổi thông thường mà trẻ sẽ trải qua. Tuy nhiên, đây lại được đánh giá là một biểu hiện của hội chứng tự kỷ ở trẻ.

Thiếu kỹ năng tương tác xã hội

Trẻ ít giao tiếp bằng mắt hoặc có thể rất sợ giao tiếp mắt với bất kỳ ai ngay cả những người thân thuộc nhất, thích chơi một mình không có sự chia sẻ luôn muốn sở hữu tất cả các đồ vật xung quanh trẻ, không để ý thái độ của người xung quanh. Một số trẻ rất sợ môi trường lạ, người lạ. Trẻ thường gắn bó với đồ vật hơn là con người xung quanh.

Rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống là dấu hiệu điển hình cho hội chứng tự kỷ ở trẻ. Triệu chứng thường xuất hiện như ói mửa, chán ăn hoặc chỉ thích ăn một loại đồ ăn nào đó mà không muốn thay đổi đồ ăn đó, rối loạn động tác mút. Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ sẽ phản ứng từ chối với thức ăn không được băm nhỏ và ưu tiên cho các thực phẩm từ sữa.

Rối loạn cảm giác

Nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do hệ thống thần kinh khá nhạy cảm. Trẻ sợ khi nghe tiếng động to nên trẻ sẽ bịt tai hoặc khóc thét. Đối với ánh sáng trẻ sẽ che mắt hoặc chui vào góc… Ngoài ra trẻ còn sợ khi cầm nắm các đồ vật lạ hoặc những đồ vật có bề mặt không được nhẵn (bóng gai cao su).

Hành vi chống đối

Đây được xem là một dấu hiệu quan trọng của hội chứng tự kỷ ở trẻ. Trẻ thường chống đối lại các thay đổi của môi trường sống xung quanh. Cụ thể, trẻ có thể giận dữ hoặc hoảng sợ nếu đồ đạc trong phòng bị thay đổi. Hoặc trẻ bị thay đổi quần áo, kiểu tóc hay thói quen sinh hoạt…

Trẻ tự kỷ có đi học được không?

Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể đi học. Mặc dù khó khăn, không thể kỳ vọng quá cao vào sự tiến bộ của trẻ nhưng cha mẹ hãy cố gắng đồng hành cùng con. Cha mẹ nên động viên, khuyến khích trẻ hòa nhập cộng đồng bằng cách tham gia các hoạt động tập thể.

Mục tiêu của việc cho trẻ tự kỷ đi học là giúp trẻ phát triển khả năng của bản thân mình tốt hơn. Đồng thời, khắc phục những hạn chế như ít tương tác, ngại giao tiếp… Do đó, trẻ sẽ đảm bảo quyền bình đẳng học tập phù hợp với bản thân mình.

Thực tế, trẻ tự kỷ có chỉ số phát triển hạn chế. Do đó, việc kiếm một môi trường giáo dục hòa nhập tốt sẽ giúp bé hòa nhập xã hội thành công. Vì vậy, các bậc phụ huynh luôn đồng hành cùng con vượt qua những khó khăn và sát cánh bên con để hiểu con nhất có những giải pháp tốt nhất cho con. Cha mẹ hãy kiên nhẫn giúp con giao tiếp, hoạt động mỗi ngày để hòa nhập cộng đồng tốt nhất.

Thời điểm phù hợp nhất để cho trẻ tự kỷ đi học?

Trẻ Tự Kỷ Có Đi Học Được Không? Thời Điểm Nào Phù Hợp Cho Trẻ?

Việc trẻ tự kỷ theo học đúng độ tuổi về ngôn ngữ và nhận thức là điều cần thiết

Mỗi đứa trẻ sẽ có một thể trạng, tâm lý khác nhau. Do đó, khó có thể nhận định thời điểm phù hợp nhất để cho trẻ tự kỷ đi học là khi nào? Việc cho trẻ đi học vào đúng độ tuổi còn phụ thuộc nhiều vào khả năng của trẻ và nhu cầu của gia đình. Nhưng trước khi để con hòa nhập ở môi trường mầm non, tiêu học hay một môi trường nào khác thì các bậc cha mẹ cũng cần trang bị cho con những kỹ năng nền tảng như: nhận thức, ngôn ngữ, vận động tinh, vận động thô, kỹ năng xã hội, tự phục vụ bản thân, kỹ năng học đường để con có thể không bỡ ngỡ với các môi trường.

Điểm chung của các các bạn tự kỷ đều gặp khó khăn trong việc kết bạn, giao tiếp, duy trì mối quan hệ,… Do đặc điểm giao tiếp của trẻ bị hạn chế. Việc trẻ tự kỷ theo học đúng độ tuổi về ngôn ngữ và nhận thức là điều cần thiết. Tuy nhiên, mục tiêu đưa ra phải đảm bảo phù hợp với khả năng phát triển của bản thân trẻ. Từ đó, thúc đẩy trẻ đạt được những tiến bộ trong học tập và khôi phục chức năng cho trẻ.

>> Xem thêm: Trẻ Bại Não Có Dấu Hiệu Gì? Cha Mẹ Nên Biết

Cho trẻ tự kỷ đi học mang lại những lợi ích gì?

Việc cho trẻ tự kỷ đến trường cũng là mong muốn của rất nhiều các bậc phụ huynh. Bởi vì việc trẻ đến trường mang lại các lợi ích thiết thực sau:

  • Giúp trẻ giảm thiểu các khiếm khuyết. Hạn chế của mình về mặt giao tiếp, tương tác, hành vi xã hội. Do, mỗi ngày trẻ đều được tương tác thực tế giúp trẻ hình thành nhận thức, hành vi về sự giao tiếp tốt hơn. Đồng thời, giúp trẻ bộc lộ nhu cầu của mình qua giao tiếp. Các bạn được đến trường đi học cũng sẽ điều chỉnh giảm dần các hành vi đang không đúng. Tăng cường kỹ năng, tương tác xã hội.
  • Giúp trẻ phát triển một số kỹ năng thích ứng môi trường xung quanh. Đặc biệt, giúp trẻ tăng tính độc lập. Việc này hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống sau này của trẻ. Bởi, chúng hướng tới sự độc lập trong hành động của trẻ.
  • Loại trừ, giảm thiểu các hành vi không mong muốn gây cản trở sự phát triển các kỹ năng cần thiết, cơ bản của mỗi đứa trẻ.
  • Kích thích các giác quan của trẻ. Thị giác bao gồm khả năng nhìn và quan sát bằng mắt của trẻ.

Kết luận

Tóm lại, bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc các thắc mắc liên quan đến vấn đề trẻ tự kỷ có đi học được không? Thời điểm nào được xem là phù hợp nhất cho trẻ đi học? Hy vọng, bài viết sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích. Từ đó, bạn sẽ có phương pháp phù hợp nhất, tốt nhất giúp trẻ hòa nhập cộng đồng. Hãy liên hệ ngay với True Happiness nếu các bạn còn thắc mắc cần được tư vấn, hỗ trợ giải đáp thêm.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan