Trẻ Tự Kỷ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Trẻ tự kỷ được cho là có bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có sự thay đổi về cấu trúc thùy trán, thùy thái dương, thùy trán…) do có những gen bất thường. Vậy triệu chứng của chúng ra sao? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng True Happiness tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Trẻ Tự Kỷ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Trẻ tự kỷ được cho là có bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh

Nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ. Tuy nhiên, có một số nhận định cho rằng trẻ tự kỷ là do:

  • Trong quá trình mang thai mẹ thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như ma túy, rượu bia, thuốc lá… Từ đó, làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh ra bị tự kỷ.

  • Yếu tố về môi trường không thuận lợi làm gia tăng nguy cơ tự kỷ. Cụ thể như các hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường hoặc gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm…

  • Do di truyền: Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ.

>> Xem thêm: Bệnh tự kỷ ở trẻ – thực phẩm cần tránh

Triệu chứng bệnh tự kỷ của trẻ em

Ba mẹ thường dễ nhận thấy dấu hiệu của bệnh tự kỷ trong hai năm đầu đời của trẻ. Các dấu hiệu này sẽ phát triển dần theo.

Thiếu hụt kỹ năng tương tác xã hội

Đây là một vấn đề cơ bản của tự kỷ như trẻ ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp, chơi một mình… Một số trẻ chẳng biết lạ ai, đến nơi mới cũng không để ý sự thay đổi môi trường. Tuy nhiên, một số trẻ lại rất sợ người lạ, sợ chỗ lạ. Trẻ thường gắn bó với đồ vật hơn là mọi người xung quanh.

Bất thường về ngôn ngữ

Bé thường chậm nói, không nói, phát âm vô nghĩa, dạy không nói theo. Ngôn ngữ của trẻ thường thụ động, không biết cách đặt câu hỏi. Chậm nói là lý do chủ yếu để cha mẹ đưa con đi khám vì đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.

Hành vi bất thường

Hành vi định hình như quay tròn người, đi kiễng gót, ngắm nhìn tay, nhìn nghiêng, lắc lư người… Các thói quen quen thuộc là: đi về theo đúng một đường, nằm đúng 1 vị trí, thích mặc đúng 1 bộ quần áo, luôn làm việc theo 1 trình tự…

Sợ khi nghe tiếng động to nên thường bịt tai hoặc khóc thét. Ngoài ra, trẻ có thể che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, sợ cắt tóc, gội đầu…

Dấu hiệu báo nguy hiểm mắc bệnh tự kỷ của trẻ

Dưới đây, 5 dấu hiệu chỉ báo nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ là:

  • Khi 12 tháng trẻ không nói bập bẹ

  • Khi 12 tháng trẻ vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp

  • Khi 16 tháng trẻ chưa nói từ đơn

  • Khi 24 tháng trẻ chưa nói được 2 từ hoặc nói chưa rõ

  • Trẻ bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đều có ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Phòng ngừa bệnh tử kỷ ở trẻ em

  • Đảm bảo thai sản an toàn cho người mẹ

  • Hạn chế sinh con khi lớn tuổi

  • Tránh các yếu tố bất lợi của môi trường sống

  • Quan tâm tác động sớm tới trẻ trong chơi tương tác về các vận động và phát triển giao tiếp.

Phương pháp chăm sóc trẻ tự kỷ đúng cách

Đây là các phương pháp hữu hiệu ba mẹ có thể áp dụng tại nhà.

Môi trường sinh hoạt

Ba mẹ cần xây dựng môi trường sinh hoạt phù hợp cho bé là điều cần thiết. Các bé tự kỷ không phù hợp với môi trường đông người và nóng bức. Bé sẽ thoải mái hơn khi ở trong môi trường mát mẻ như xe hơi hay phòng điều hòa.

Cha mẹ nên hạn chế đưa con tới nơi có độ ẩm cao hoặc nơi có áp suất không khí thấp. Bởi, chúng dễ gây ra tình trạng thiếu oxy lên não bé, khiến bệnh trở lên nghiêm trọng hơn.

Hoạt động hàng ngày

Ba mẹ có thể hướng dẫn cho con làm các việc cơ bản, hàng ngày. Cụ thể, một số việc như: lau mặt, gấp quần áo, màng giày…  Hoặc các công việc nhẹ giúp người thân trong gia đình.

Cho bé đi bộ thường xuyên và chia thành nhiều lần trong một ngày. Quãng đường phụ thuộc vào các yếu tố khác như sức khỏe, độ tuổi của trẻ. Tránh cho trẻ đi quá xa và đi lâu 1 lần. Hướng dẫn trẻ tập bơi theo phương pháp chậm phát triển tâm thần.

Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Trẻ Tự Kỷ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Cha mẹ không nên bắt trẻ lặp lại những điều trẻ vừa mới nói

Cha mẹ cần kiểm soát tốt cảm xúc khi trò chuyện với trẻ. Tuyệt đối không la mắng, than phiền hay quát tháo. Lắng nghe những điều bé nói. Không bắt trẻ lặp lại những điều trẻ vừa mới nói. Nếu cần trẻ ghi nhớ thông tin thì có thể nhắc lại sau một khoảng thời gian nhất định. Đặc biệt, bố mẹ không được nói dối hoặc hứa nhưng không thực hiện vì dễ khiến bé mất niềm tin, khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

  • Không sử dụng sữa động vật và các thực phẩm làm từ sữa. Bạn có thể bổ sung các nguồn đạm thực vật bằng các loại đậu.

  • Hạn chế, tối đa các món ăn từ bột mì, đồ đóng hộp hoặc các thức ăn nhanh.

  • Hạn chế hoặc lưu ý khi ăn đồ biển, hải sản như cá ngừ, cá thu, ngao, sò.. Vì những loại thực phẩm này dễ nhiễm thủy ngân ở nồng độ cao.

>> Xem thêm: Phương pháp giúp trẻ phát triển nhận thức sớm

Phòng tránh trẻ tự kỷ bị bắt nạt

Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi con có những biểu hiện bị bắt nạt như:

  • Thâm tím, đau không rõ ràng, xước xát trên cơ thể: đau bụng, đau đầu…

  • Trẻ lo sợ, tức giận, sợ sệt, sợ đến trường

  • Kèm theo những hành vi bực tức, gắt gỏng, không vui, quấy khóc, bỏ ăn

  • Cắn móng tay, sợ hãi, khó ngủ, tiểu dầm

  • Kết quả học tập giảm sút, mất dụng cụ học tập, thường xuyên mất tiền…

Trong trường hợp như vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn, tâm sự với trẻ để tìm hiểu vấn đề. Ba mẹ nên giúp con như sau:

  • Quan sát và lắng nghe trẻ, không tự ý suy nghĩ hoặc suy diễn thông qua các hành vi của trẻ

  • Xây dựng bản đồ những nơi nguy hiểm và an toàn cho trẻ. Trong đó, sân chơi và lớp học là nơi an toàn được đánh màu xanh, nhà vệ sinh màu đỏ để ám chỉ nơi nguy hiểm.

  • Hướng dẫn trẻ phản ứng nhanh hành động đúng cách khi bị bắt nạt.

  • Kết nối với giáo viên, nhà trường để bàn bạc và trao đổi

Kết luận

Giúp cho trẻ thoát khỏi chứng bệnh tự kỷ cần sự kiên nhẫn và chân thành của những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp cho cha mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về hội chứng tự kỷ ở trẻ.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội

  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa

  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan