6 Cách Dạy Trẻ Tập Nói Theo Từng Độ Tuổi

Dấu ấn quan trọng đầu tiên và thiêng liêng nhất của con chính là biết nói. Để con có thể phát âm chính xác và sử dụng từ ngữ đúng, phụ huynh cần để tâm hơn đến chuyện dạy trẻ tập nói. Dưới đây là 6 cách dạy trẻ tập nói. Hãy cùng tìm hiểu với True Happiness nhé!

6 Cách Dạy Trẻ Tập Nói Theo Từng Độ Tuổi

6 Cách Dạy Trẻ Tập Nói Theo Từng Độ Tuổi

Trẻ mấy tháng bắt đầu tập nói?

Từ khi trẻ được sinh ra, trẻ chưa thể nói mà chỉ có thể thể hiện cảm xúc qua khuôn mặt hoặc tiếng khóc khác nhau. Tương ứng với các nhu cầu khác nhau của trẻ. Kỹ năng nói và phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ thể hiện rõ ràng qua từng mốc các bậc phụ huynh có thể theo dõi con mình như sau:

Giai đoạn 3 tháng tuổi

  • Gia đình tạo môi trường nói chuyện và lắng nghe bé.
  • Ba mẹ sử dụng giọng nói và cử chỉ để giao tiếp với trẻ.
  • Qua đó, khuyến khích bé lắng nghe và có phản xạ với âm thanh và quan sát khuôn mặt trong khi trò chuyện với bé.
  • Trẻ có thể tạo ra các âm thanh từ cuống họng giống như các âm của phụ âm: h,k,g… hoặc các âm thanh phát ra gần giống với các nguyên âm: u,i,a,o,e để bé có thể thực hiện theo

>> Xem thêm: Chứng Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Em Nguyên Nhân Do Đâu?

Giai đoạn 6 tháng tuổi

  • Bé sẽ rất nhạy bén và phản xạ với âm thanh rất tốt nên phụ huynh có thể trò chuyện thực hiện phát ra nhiều âm thanh chứa phụ âm nhiều hơn: v, f, s, z, m,n… để bé có thể chú ý đến và thực hiện theo
  • Khuyến khích bé bập bẹ nói và phát âm các âm thanh đơn giản như “baba”, “mama”.
  • Trò chuyện với bé và gọi tên bé để khuyến khích bé lắng nghe và trả lời phản xạ với tên gọi của mình bằng các cử chỉ khi nghe thấy bố mẹ gọi.

Giai đoạn 9 tháng tuổi

  • Bé đã hiểu được một số từ và hiệu lệnh đơn giản như “tạm biệt”, “không”, “bye-bye”.  Vì vậy nên phụ huynh có thể thực hiện để con có thể luyện tập theo
  • Bé cũng có khả năng sử dụng phụ âm và điều chỉnh giọng điệu
  • Trẻ thực hiện các bài tập như “tặc” lưỡi, hôn gió… đúng hoàn cảnh hơn

Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi

  • Bé có thể nói những từ đơn giản như “mama” và “baba”.
  • Bé cũng có khả năng hiểu các câu ngắn gọn từ bố mẹ như: “nói tạm biệt đi”, “con hãy ngồi xuống/đứng lên”
  • Ở giai đoạn này con đã có một số từ đơn thông dụng thường xuyên sử dụng
  • Bên cạnh đó độ tuổi này các bạn nhỏ cũng sẽ hiểu được một số từ quan trọng các các trường hợp quen thuộc trong quá trình sinh hoạt

Giai đoạn 18 tháng tuổi trở lên

  • Bé có thể nói những từ đơn giản và lặp lại những từ bạn nói.
  • Bé cũng có khả năng đếm, nói được tên người, bộ phận trên cơ thể

Giai đoạn 2 tuổi

  • Bé ở giai đoạn này đã có thể hiểu được các giải thích/định nghĩa đơn giản như “con phải ăn cơm trước rồi mới uống nước”…
  • Bé có khả năng nói những câu ngắn như “mẹ ơi đói”, “bố ơi đâu”…
  • Ngôn ngữ tiếp nhận ở độ tuổi này của bé cũng tốt hơn nên có thể làm theo một loạt các chỉ dẫn của bố mẹ
  • Bé sẽ học thêm từ ngữ chỉ sự vật quen thuộc trong cuộc sống như “cái bàn”, “ cái tủ”

Giai đoạn 3 tuổi

  • Vốn từ vựng của bé mở rộng nhanh chóng (có thể sử dụng được khoảng 200 từ hoặc hơn).
  • Bé biết sử dụng những từ trừu tượng và cảm xúc như “ngày mai”, “bây giờ” và “buồn”, “vui”
  • Giai đoạn này bé cũng thích khám phá những câu truyện ngắn và có thể đưa ra các câu hỏi thắc mắc của bé khi nghe xong
  • Bé cũng có thể nêu ra công dụng của một số đồ vật quen thuộc trong cuộc sống khi đã được hướng dẫn
  • Nhưng ở giai đoạn này có thể một số từ phát âm sẽ chưa chính xác và chủ yếu bé chỉ sử dụng mẫu câu cơ bản

Các phụ huynh và người chăm sóc nên tạo môi trường nói chuyện tích cực và khuyến khích bé tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ để giúp trẻ phát triển khả năng nói theo từng độ tuổi.

Dạy trẻ tập nói như thế nào?

Dưới đây là những cách dạy trẻ tập nói mà bố mẹ có thể tham khảo và cùng con đồng hành trong quá trình con tập nói

Dùng từ ngữ đơn giản để nói với con

Khi bắt đầu dạy trẻ phát âm, cha mẹ hãy chọn những từ đơn giản và dễ phát âm. Dùng những câu ngắn từ 1 đến 2 từ để bé dễ nhớ và nói theo và việc thực hiện như vậy nên lặp lại nhiều lần để bé có thể ghi nhớ. Bên cạnh đó trong giai đoạn đang tập cho trẻ phát âm bố mẹ cần hướng dẫn con cụ thể ví dụ: khi gọi bộ phận thì nên chỉ vào bộ phận, khi gọi tên động vật thì có thể sử dụng tranh động vật hoặc động vật mô hình…

Thường xuyên trò chuyện cùng con

Đây là cách giúp trẻ tập nói hiệu quả. Gia đình có thể nói chuyện với con từ khi con còn trong bụng mẹ hoặc khi con được sinh ra. Dần dần khi trẻ được trò chuyện với mọi người nhiều thì trẻ sẽ quen và hứng thú với việc giao tiếp với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó khi biết nói thì khi mình trò chuyện nhiều trẻ có thể bắt chước phát âm tốt hơn.

Đặt các câu hỏi cho con

Khi con từ 6 tuần tuổi trở nên, ba mẹ nên đặt câu hỏi cho con nhiều hơn để khuyến khích con trả lời. Ví dụ: “ Con có đói không?”, “con có muốn đi chơi không?”. Dần dần trẻ lớn lên, bạn có thể nói về sự vật và sự việc xung quanh như “ông đâu?”, “bà đâu?”, “đằng kia có cái gì?” Theo từng giai đoạn khác nhau của trẻ thì phụ huynh có thể chú ý lựa chọn những câu hỏi phù hợp không nên có ép trẻ sẽ dễ gây ra việc trẻ bị áp lực và chống đối trong quá trình tập.

Khuyến khích con chọn lựa

Khi đặt câu hỏi, gia đình hãy đưa ra nhiều đáp án khác nhau và khuyến khích con chọn đáp án mà con thích. Sau đó, giúp con biết vật đấy có đặc điểm như thế nào, tại sao con lại thích. Đây cũng là cách để con mở rộng thêm vốn từ đang có. Việc này vừa giúp con nói nhiều hơn mà còn giúp con nắm bắt nhanh các câu hỏi và câu trả lời.

>> Xem thêm: 6 Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Bố Mẹ Nên Biết

Giúp con mở rộng vốn từ

Dần dần, ba mẹ có thể bổ sung thêm vốn từ cho con bằng cách dạy trẻ thêm một vài từ mới, các từ láy, động từ, tính từ khó hơn những từ quen thuộc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của con để con có thể thực hành theo. Con sẽ biết thêm từ mới và biết cách liên kết các từ. Quá trình này có thể mất thời gian nhưng ba mẹ hãy kiên nhẫn nhé.

6 Cách Dạy Trẻ Tập Nói Theo Từng Độ Tuổi

Giúp con mở rộng vốn từ

Hát, kể chuyện cho con nghe

Những bài hát thiếu nhi, những câu chuyện cổ tích cũng là một cách khuyến khích trẻ tập nói. Sự kết hợp giữa giai điệu và ngôn từ sẽ giúp trẻ tò mò và tập trung lắng nghe.

Kết luận

Qua bài viết này, True Happiness hi vọng cha mẹ sẽ hiểu thêm về cách dạy con tập nói. Quá trình dạy con tập nói có thể có nhiều khó khăn và cần sự kiên nhẫn. Nhưng gia đình hãy dành cho con nhiều sự quan tâm và tình yêu hơn nhé.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan