8 Hành Vi Của Trẻ Tự Kỷ Phổ Biến Nhất

Hành vi của trẻ tự kỷ thường có những điều bất thường không giống với những những đứa trẻ cùng lứa tuổi. Vậy các hành vi nào cảnh báo giúp bố mẹ sớm phát hiện con bị tự kỷ? 8 hành vi dưới đây sẽ giúp bố mẹ nhận biết sớm để có phương pháp pháp điều trị kịp thời.

8 Hành Vi Của Trẻ Tự Kỷ Phổ Biến Nhất

Trẻ tự kỷ là gì?

Tự kỷ ở trẻ được hiểu như thế nào?

Tự kỷ hay chính là rối loạn phổ tự kỷ. Đây là một nhóm các rối loạn phức tạp trong quá trình phát triển của bộ não. Theo các nghiên cứu tại viện sức khỏe tâm thần Mỹ, rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn tâm thần thuộc loại phát triển thần kinh. Đây là một tình trạng khiếm khuyết phức tạp về các mặt phát triển của não bộ. 75% bệnh này sẽ phát triển trong 3 năm đầu đời của trẻ. Bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ đứa trẻ nào không phụ thuộc vào cha mẹ, dân tộc hay xã hội.

>> Xem thêm: Ba Mẹ Có Đang Nhầm Lẫn Giữa Trẻ Tự Kỷ Và Trẻ Chậm Nói Không

8 hành vi của trẻ tự kỷ dễ nhận biết nhất

Để nhận biết trẻ có bị tự kỷ hay không bố mẹ cần nên quan sát kỹ 8 hành vi sau đây:

Không tương tác bằng mắt với mọi người xung quanh

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã không giao tiếp bằng mắt với cha mẹ. Trẻ không nhìn thẳng vào người đối diện. Trẻ hay lơ đễnh, thậm chí trẻ không phân biệt được người quen với người lạ. Trẻ tự kỷ không bày tỏ yêu thương hay quyến luyến cả với mẹ. Phản ứng bình thường trẻ cũng không vui mừng khi ba mẹ đi đâu về.

Thích một mình

Trẻ thường bó hẹp phạm vi tiếp xúc với mọi người khác. Trẻ không muốn giao lưu và chỉ muốn có một không gian riêng của cá nhân mình.

Phản ứng chống lại sự thay đổi

Trẻ tự kỷ thường phản ứng rất dữ dội trước những sự thay đổi trong môi trường sống quen thuộc của chúng. Chỉ một sự thay đổi dù là nhỏ thường ngày có thể khiến trẻ nổi giận. Một số ví dụ cụ thể như một số trẻ thích xếp đồ chơi và vật dụng thành hàng dài nên khó chịu nếu trật tự này bị thay đổi. Hiện tượng này phổ biến với trẻ tự kỷ chậm phát triển trí tuệ nhiều hơn gấp hai lần so với trẻ tự kỷ có trí thông minh bình thường. Đa số các trẻ tự kỷ đều chống lại việc học, làm các hoạt động mới.

Sự gắn bó bất thường

Một số trẻ có sự gắn bó mạnh mẽ với những đồ vật một cách khác thường như gấu, trái banh… Trẻ sẽ luôn mang theo những món đồ vật đó bên mình. Đặc biệt, nếu có ai lấy đi trẻ sẽ vô cùng giận dữ và phản kháng một cách mãnh liệt.

Rối loạn các vận động

So với những đứa trẻ bình thường, trẻ tự kỷ có các mốc chuyển tiếp trong quá trình phát triển vận động chậm trễ hơn. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc bắt chước các động tác. Trẻ hay nhăn nhó, xoắn vặn bàn tay, đi nhón gót, lắc lư hoặc đu đưa thân mình… Một số trẻ có trạng thái căng cơ khi chăm chú hoặc phấn khích một điều gì đó.

Các hành vi mang tính chống đối

Các hành vi mang tính thúc ép ở trẻ tự kỷ như: từ chối ăn một loại thức ăn nào đó. Hoặc các hành vi có tính lặp đi lặp lại, rập khuôn như vung vẩy hai cánh tay.

Khiếm khuyết về mặt trí tuệ, nhận thức

Đa phần các trẻ tự kỷ đều chậm phát triển trí tuệ. Khoảng 40 – 60% có IQ < 50, chỉ có khoảng 20 – 30% có IQ >=70. Về mặt nhận thức, trẻ tự kỷ không thể bắt chước. Trẻ không hiểu được ý nghĩa của điệu bộ cũng như các cử chỉ cơ bản.Trẻ thiếu tính uyển chuyển, sáng tạo không thể sử dụng các thông tinh linh hoạt.

Trẻ có IQ thấp thường kéo theo các khiếm khuyết về kỹ năng quan hệ xã hội. ⅓ trẻ tự kỷ chậm phát triển trí tuệ sẽ bị động kinh. Do đó, các bài kiểm tra IQ cũng giúp phán đoán phần nào bệnh tình của trẻ.

Đáp ứng khác thường về mặt giác quan

Trẻ tự kỷ thường bị thu hút bởi bóng đèn, hoa văn hay các vật chuyển động xoay tròn hay một thứ âm thanh nào đó. Trẻ sử dụng các món đồ chơi không theo cơ năng thông thường. Trẻ sẽ lặp đi lặp lại các đồ vật thành hình dài, xếp chống lên nhau hoặc xoay tròn đồ chơi. Ngoài ra, trẻ có thể liên tục tắt mở công tắc bóng đèn.

>> Xem thêm: Dấu Hiệu Từ Khi Mới Sinh Đến 5 Tuổi Của Trẻ Tự Kỷ

Cha mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con rối loạn phổ tự kỷ

8 Hành Vi Của Trẻ Tự Kỷ Phổ Biến Nhất

Con tham gia các trung tâm điều trị chức năng để cải thiện tình trạng

  • Khi nghi ngờ trẻ bị tự kỷ, cha mẹ nên đưa con đến gặp các bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn. Phụ thuộc vào mức độ và tình trạng mà sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau bao gồm cả về tâm lý và thuốc.
  • Người thân, gia đình phải luôn theo dõi sát tình trạng cũng như hành vi của trẻ. Thường xuyên trao đổi trực tiếp với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giáo viên của trẻ về những chuyển biến trong hành vi giao tiếp.. Từ đó, sẽ có những thay đổi trong phác đồ điều trị phù hợp
  • Phương pháp áp dụng phổ biến để chữa trị cho trẻ tự kỷ là giáo dục can thiệp. Việc điều trị được thực hiện kết hợp chặt chẽ giữ ở nhà và ở trường. Điều này giúp trẻ cải thiện kỹ năng xã hội, xây dựng môi trường học tập lành mạnh.

Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc một sô hành vi của trẻ tự kỷ phổ biến nhất. Từ đó, giúp chúng ta dễ dàng nhận biết trẻ có mắc hội chứng này không để có phương pháp điều trị kịp thời. Bởi, việc này giúp trẻ phát triển tốt và nhanh chóng hòa nhập cộng đồng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về hội chứng này liên hệ ngay với True Happiness để được đội ngũ bác sĩ hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, kịp thời và chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 872 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan