Dấu Hiệu Từ Khi Mới Sinh Đến 5 Tuổi Của Trẻ Tự Kỷ

Ngày nay, hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ ngày càng nhiều. Các con số thống kê trẻ rối loạn phổ tự kỷ, chậm nói, gặp khó khăn trong giao tiếp, học tập, kỹ năng sống cũng ngày một gia tăng. Theo đó, các bậc phụ huynh rất lo lắng và băn khoăn về dấu hiệu của trẻ tự kỷ. Hãy cùng True Happiness tìm hiểu các dấu hiệu của hội chứng rối loạn phổ tự kỷ nhé.

Dấu Hiệu Từ Khi Mới Sinh Đến 5 Tuổi Của Trẻ Tự Kỷ

Dấu Hiệu Từ Khi Mới Sinh Đến 5 Tuổi Của Trẻ Tự Kỷ

Rối loạn phổ tự kỷ là gì

Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển não bộ gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp. Trẻ thiếu hụt về tương tác xã hội và có những hành vi đặc trưng hành vi của trẻ. Đây là một rối loạn phổ rộng, có sự đa dạng về mức độ và các triệu chứng khác nhau.

Các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ có thể xuất hiện từ thời thơ ấu và tồn tại suốt đời. Rối loạn phổ tự kỷ thường khi ở trẻ thì sẽ có những triệu chứng như có khả năng phát triển ngôn ngữ chậm hơn hoặc không có ngôn ngữ, giao tiếp và kỹ năng xã hội chậm hơn và một số trường hợp sẽ thu mình sống trong thế giới riêng. Khả năng phát triển trí tuệ của trẻ cũng sẽ gặp một số vấn đề có mức độ khác nhau. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và tham gia vào các hoạt động hàng ngày cũng như ảnh hưởng lớn tới toàn bộ cuộc sống hiện tại của trẻ.

>> Xem thêm: Trẻ Tự Kỷ Có Đi Học Được Không? Thời Điểm Nào Phù Hợp Cho Trẻ?

Dấu hiệu trẻ rối loạn phổ tự kỷ

True Happiness sẽ chia các dấu hiệu nhận biết cụ thể theo từng giai đoạn như sau:

Mới sinh đến 6 tháng tuổi

Trẻ ở giai đoạn này có thể có các dấu hiệu cơ bản như sau:

  • Trẻ dễ nổi giận, dễ trầm cảm
  • Trẻ thiếu các nụ cười giao tiếp với người khác
  • Trẻ thiếu hoặc từ chối giao tiếp bằng mắt
  • Trẻ không có phản ứng khi được kích thích
  • Phát triển vận động của trẻ có thể vẫn bình thường

Từ 6 đến 24 tháng

Trẻ ở giai đoạn này có thể có các dấu hiệu cơ bản như sau:

  • Trẻ không thích âu yếm, cơ thể có thể mềm yếu hoặc cứng nhắc khi được ôm
  • Trẻ không thân thiết với cha mẹ (có thể không nhận biết được người lạ và người quen)
  • Trẻ không biết chơi hoặc không thích chơi các trò chơi xã hội đơn giản như “ú òa”, “bye-bye”
  • Chưa có dấu hiệu tập nói ở trẻ hoặc có nói nhưng chậm hơn so với độ tuổi thực của trẻ. Trẻ không thường xuyên thể hiện ngôn ngữ
  • Trẻ thích đi kiễng chân
  • Trẻ dường như không quan tâm tới đồ chơi hoặc có quan tâm nhưng không biết cách chơi những trò phù hợp độ tuổi
  • Trẻ thường phát ra các âm thanh vô nghĩa lặp đi lặp lại theo ý thích của bản thân
  • Trẻ thích ngắm nhìn bàn tay của mình, một đồ vật nào đó, một hành động nào đó.

Từ 2 đến 3 tuổi

Trẻ ở giai đoạn này có thể có các dấu hiệu cơ bản như sau:

  • Trẻ thích chơi một mình. Trẻ không thích kết bạn, tránh giao tiếp với mọi người. Trẻ đôi khi thu mình vào thế giới riêng
  • Trẻ thích xoay vòng vòng và ngắm nhìn các vật quay. Trẻ chạy vòng vòng và quay các loại bánh xe hoặc xoay tròn tất cả các vật khi cầm được.
  • Trẻ không hợp tác với sự chỉ dẫn, dạy bảo của người lớn thích tự làm theo ý riêng của mình.
  • Trẻ không có nỗi sợ giống trẻ bình thường. Đồng thời, trẻ có những hoảng sợ một cách vô cớ.
  • Trẻ không biết gật đầu đồng ý và lắc đầu khi không đồng ý. Trẻ ít thể hiện nhu cầu của mình với người khác.
  • Trẻ sử dụng đồ chơi không thích hợp với công dụng mà chơi theo cách riêng của trẻ
  • Trẻ không đoán biết được những nguy hiểm.
  • Trẻ thích ngửi hay liếm đồ vật chính vì vậy trẻ có thể bỏ bất cứ đồ vật nào vào miệng
  • Trẻ tránh giao tiếp bằng mắt. Trẻ không nhìn thẳng vào người đối diện nếu có nhìn thì cũng chỉ chớp nhoáng không duy trì được độ bền theo đúng lứa tuổi làm được.
  • Trẻ không nói được từ có 2 tiếng trở lên khi đã 2 tuổi, âm phát ra có thể đơn điệu. Trẻ nhại theo lời của người khác, đôi khi nói lẩm bẩm một mình
  • Trẻ ngưng nói ở bất cứ tuổi nào. Dù trước đó trẻ đã biết nói đây chính là hiện tượng thoái lui mất đi của trẻ.
  • Trẻ không biết dùng ngón trỏ để chỉ điều bé muốn. Trẻ không biết cách thể hiện nhu cầu của mình với người khác mà hay thể hiện bằng cách khóc la.

Từ 4 đến 5 tuổi

Trẻ ở giai đoạn này có thể có các dấu hiệu cơ bản như sau:

  • Trẻ bị chậm nói so với độ tuổi thực hoặc có những bạn nhỏ không có ngôn ngữ.
  • Trẻ rất khó chịu khi thay đổi thói quen hàng ngày dù chỉ là chi tiết rất nhỏ. Trẻ thường rập khuôn cố định.
  • Trẻ không biết thể hiện tình cảm hoặc có những bạn sẽ rối loạn cảm xúc, thể hiện cảm xúc không đúng ngữ cảnh.
  • Trẻ chưa biết về thông tin của bản thân để trả lời hoặc có thể trả lời nhưng mang tính chất rập khuôn
  • Trẻ chưa biết cách sử dụng đại từ nhân xưng. Trẻ không biết cách thực hiện đối thoại với mọi người…
  • Trẻ thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía
  • Trẻ không biết chơi tưởng tượng.
  • Trẻ không biết đâu là đồ vật của mình hay đồ vật của người khác. Chỉ cần thích là trẻ sẽ lấy (không nhận biết được chủ sở hữu)
  • Trẻ không biết bắt chước theo bạn bè người thân và có xu hướng thu mình, không có sự tương tác
  • Trẻ không biết cách thể hiện tình cảm mới mọi người. Trẻ không biết cách chơi luân phiên với các bạn. Kỹ năng cá nhân xã hội của trẻ sẽ yếu hơn so với độ tuổi
  • Trẻ có xu hướng tự làm tổn thương mình hoặc có những hành động làm tổn thương đến cả người khác.
  • Trẻ không xác định được vị trí trong không gian

>> Xem thêm: Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Mầm Non: Biểu Hiện Và Hướng Can Thiệp

Gia đình cần làm gì với trẻ?

Dấu Hiệu Từ Khi Mới Sinh Đến 5 Tuổi Của Trẻ Tự Kỷ

Gia đình hãy yêu thương con hơn

Trẻ rối loạn phổ tự kỷ có những đặc điểm khác biệt với các trẻ khác nên gia đình cũng cần chú ý tới một số yếu tố đặc biệt như:

  • Yêu thương bé: Tuy trẻ rối loạn phổ tự kỷ có rất nhiều đặc điểm yếu hơn các trẻ khác nhưng trẻ rất nhạy cảm về cảm xúc. Trẻ có thể cảm nhận rất tốt cảm xúc của đối phương dành cho mình và điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành tâm lý của trẻ. Do đó, nếu trẻ cảm thấy không an toàn khi bên cạnh bạn, trẻ sẽ có những hành vi như gào khóc, cào cấu, khó ngủ. Vì vậy ba mẹ hãy yêu thương và quan tâm con hơn.
  • Kiên nhẫn: Trẻ rất dễ nản, dễ cáu gắt và khó tập trung, thường sẽ không nghe lời. Một số trẻ tiếp thu chậm nên cần phải dạy nhiều lần bé mới nhớ và hiểu chính vì vậy việc nhắc đi nhắc lại các bài dạy đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ là rất quan trọng. Vì thế, gia đình cần hết sức kiên trì với trẻ.
  • Linh hoạt: Trẻ rối loạn phổ tự kỷ rất rập khuôn, trẻ không thích sự thay đổi. Vì vậy gia đình cần linh hoạt điều chỉnh lịch sinh hoạt hay sắp xếp các đồ đạc dụng cụ để bé có thể thích nghi. Việc thay đổi không nên thay đổi quá lớn mình cần thay đổi ít một nhưng sẽ chia việc thay đổi thành rất nhiều lần và tăng dần mức độ thay đổi để trẻ có thể làm quen không bất ngờ và chống đối lại sự thay đổi

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên, gia đình có thể hiểu hơn về hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ và các dấu hiệu ở từng giai đoạn. Ba mẹ có thể quan tâm và chú ý tới các hoạt động hàng ngày của con hơn. Từ đó có thể phát hiện ra con có các dấu hiệu trên không. Nếu gia đình có câu hỏi nào về hội chứng này hoặc cần tư vấn hãy liên hệ ngay với trung tâm True Happiness để được khám và lên chương trình can thiệp chính xác, phù hợp nhất với trẻ.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não, trẻ gặp tất cả các vấn đề về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, hành vi. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan