Bài Tập Vận Động Và Hoạt Động Trị Liệu Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Người làm cha làm mẹ ai cũng muốn con mình được sinh ra khỏe mạnh và bình thường. Nhưng nếu chẳng may trẻ chậm phát triển trí tuệ thì nên làm gì? Dưới đây là một số bài tập vận động True Happiness gợi ý cho gia đình. Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Bài Tập Vận Động Và Hoạt Động Trị Liệu Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Bài Tập Vận Động Và Hoạt Động Trị Liệu Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi não bị giới hạn một số chức năng thì chỉ số IQ (chỉ số thông minh) của trẻ sẽ dưới mức trung bình. Khi ấy, các chức năng cá nhân, khả năng như giao tiếp, học tập, sinh hoạt hàng ngày của trẻ sẽ chậm hơn so với các trẻ khác. Trẻ thường sẽ gặp vấn đề khó khăn trong việc thu nhận, duy trì, áp dụng các kỹ năng vào chính cuộc sống hằng ngày.

Chính vì vậy, trẻ cần được giáo dục đặc biệt và trẻ sẽ được đánh giá lựa chọn tập các bài tập vận động và các hoạt động trị liệu dành riêng cho bé phù hợp nhất với khả năng hiện tại và giải quyết những vấn đề đang gặp phải.

>> Xem thêm: Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Theo Từng Giai Đoạn

Các bài tập vận động cho trẻ

Gia đình có thể áp dụng các bài tập sau cho trẻ chậm phát triển trí tuệ nhằm tăng kỹ thuật ở trẻ.

Bài tập xoa bóp cơ tay chân và thân mình

Kỹ thuật:

  • Xoa bóp cơ tay và chân: Đặt trẻ nằm ngửa trên giường hoặc bề mặt phẳng. Ngồi hoặc đứng bên cạnh tay hoặc chân cần xoa bóp. Áp dụng nhẹ nhàng các động tác vuốt trên da, mát xa lòng bàn tay/ chân, mu bàn tay/ chân, rung cơ cẳng tay/ chân, và cánh tay/ chân.
  • Xoa bóp lưng: Đặt trẻ nằm sấp trên giường, và bố mẹ có thể ngồi hoặc đứng bên cạnh. Thực hiện các động tác vuốt mơn, miết dọc 2 bên cột sống, cạnh xương chậu, và kẽ xương sườn. Bóp cơ và rung cơ cũng được áp dụng.

Cha mẹ nên thực hiện xoa bóp cơ tay chân và toàn thân cho trẻ hàng ngày. Hãy chú ý đặt trẻ nằm nghiêng hoặc sấp để tăng cường tuần hoàn máu. Tránh tác động mạnh có thể gây đau và làm trẻ hoảng sợ sẽ ảnh hưởng đến quá trình luyện tập của trẻ.

Bài tập tạo thuận ngồi xổm và đứng dậy

Mục tiêu của bài tập này: Tăng khả năng duy trì thăng bằng ở tư thế ngồi xổm cho trẻ

Kỹ thuật:

  • Đặt trẻ ngồi xổm, bạn quỳ phía sau, dùng hai tay cố định ở 2 gối trẻ.
  • Dồn trọng lượng của trẻ lên 2 bàn chân, để trẻ chơi ở tư thế ngồi xổm.
  • Sau đó, khuyến khích trẻ đứng dậy với sự hỗ trợ của bạn (trong quá trình thực hiện có thể giảm dần sự hỗ trợ để trẻ có thể dần tự thực hiện).

Kết quả mong muốn đặt ra đối với bài tập này: Trẻ có thể giữ thăng bằng thân mình ở tư thế ngồi xổm trong vài phút. Kỹ thuật này giúp phát triển cơ bắp và thăng bằng của trẻ, cải thiện khả năng tự điều chỉnh và tăng cường sự ổn định khi đứng dậy

Bài tập tạo thuận lẫy

Bài Tập Vận Động Và Hoạt Động Trị Liệu Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ

Bài tập giúp bé tập lẫy

Kỹ thuật:

  • Ba mẹ đặt bé nằm ngửa trên giường hoặc mặt phẳng.
  • Chân bé duỗi thẳng. Gấp một chân trẻ chân trái và nhẹ nhàng đặt chéo qua bên phải.
  • Từ từ đẩy thân mình trẻ sang bên phải và đợt trẻ tự lật nghiên người.
  • Làm bên còn lại tương tự

Mục tiêu của bài tập: Giúp trẻ phối hợp lật nghiêng người từ nằm ngửa sang nằm sấp.

Các hoạt động trị liệu

Ngoài các bài tập vận động thì các hoạt động trị liệu để tăng các kỹ năng cho trẻ là rất cần thiết để trẻ có thể sinh hoạt được bình thường.

Vận động tinh – phối hợp tay mắt

Vận động tinh của hai bàn tay đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và khả năng sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Kỹ năng cầm đồ vật đều là những khả năng cần thiết để trẻ có thể thực hiện các hoạt động như nắm, cầm, ném, vẽ, xếp hình.

Khi trẻ học cầm đồ vật, trẻ phải phát triển khả năng điều chỉnh lực cầm và tư thế cầm tay sao cho phù hợp với đồ vật đó. Điều này yêu cầu sự linh hoạt và đồng bộ giữa các ngón tay, đồng thời phải có khả năng điều chỉnh lực tác động lên đồ vật để không làm hỏng hay rơi rớt nó. Bên cạnh đó các bài tập vận động tinh đưa ra cho trẻ thực hiện thì cũng hỗ trợ để tăng được khả năng phối hợp tay mắt của trẻ, cải thiện sự tương tác của trẻ đối với các đồ vật từ đó đẩy mạnh khả năng kết thuần thục và có sự liên kết giữa đôi bàn tay, mắt (sự quan sát) và sự kích thích tư duy thực hiện.

Kỹ năng sinh hoạt hàng ngày

Đây là kỹ năng quan trọng và vô cùng cần thiết. Gia đình hoặc kỹ thuật viên sẽ dạy trẻ từng bước một từng kỹ năng sinh hoạt hàng ngày. Điều này rất cần sự kiên nhẫn vì trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ rất nhanh quên hoặc thiếu đi sự liên kết phân tích giữa các bước thực hiện. Các hoạt động này nên dạy trẻ nhiều lần lặp đi lặp lại và có thể chia nhỏ các bước thực hiện để trẻ có thể dễ dàng làm trong quá trình dược hướng dẫn nhớ lâu. Nhưng đối với các hoạt động này nên thực hiện bắt đầu từ sự hỗ trợ và đi dần giảm bớt đi sự sự hỗ trợ xuống cho đến khi trẻ có thể đạt được mức độ tự thực hiện được

Ví dụ: Dạy trẻ cách mặc áo. Hãy dạy trẻ từng bước nhỏ. Đầu tiên là cầm áo lên, chui đầu vào cổ áo, cho một tay vào áo, cho tiếp tay còn lại và kéo áo xuống. Gia đình vừa nói vừa làm mẫu cho trẻ hãy ngồi đối diện với khoảng cách gần để cho trẻ dễ quan sát cũng như tạo được sự thu hút đối với trẻ vào hoạt động. Hãy giúp đỡ trẻ từng bước một khi mới bắt đầu và dần nâng cao khả năng tự thực hiện của trẻ, khen và động viên hoặc có thể trao phần thưởng phù hợp để trẻ thích thú hơn trong quá trình dạy.

>> Xem thêm: Ba Mẹ Có Đang Nhầm Lẫn Giữa Trẻ Tự Kỷ Và Trẻ Chậm Nói Không

Kỹ năng chơi

Cha mẹ nên kết hợp các kỹ năng giao tiếp, vận động thô, vận động tinh phối hợp tay mắt, sự bắt chước của trẻ từ đó thông qua các trò chơi có kết hợp nhiều kỹ năng lại để trẻ có thể vừa học vừa chơi và biết thêm nhiều điều. Kết hợp các bài học với các trò chơi sẽ khiến bé cảm thấy hứng thú tạo ra được các hình ảnh hoặc tình huống trong quá trình học để trẻ dễ dàng tiếp nhận và thích được học. Không nên ép bé phải học như này, phải học như kia. Điều này sẽ gây ra áp lực cho trẻ rất có thể tạo ra hiệu quả ngược và ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Trẻ sẽ cảm thấy sợ và không thích học.

Kỹ năng tập trung

Đối với kỹ năng này để luyện tập tốt thì bố mẹ cần thực hiện một số kích thích sau:

Kích thích nhìn của trẻ:

  • Để trẻ ngồi chơi, nói chuyện hoặc thực hiện các bài tập gần với khoảng cách của bố mẹ và mắt trẻ ngang tầm mắt mình, nựng và thể hiện các nét mặt cười, vui, buồn… cho trẻ quan sát.
  • Đưa các đồ chơi màu sắc khác nhau, hình dáng khác nhau cho trẻ nhìn theo.
  • Chơi ú oà với trẻ, đợi trẻ dõi nhìn theo mặt bạn.
  • Lăn bóng về phía trẻ để trẻ nhìn theo và nói trẻ giơ tay ra bắt bóng.
  • Giấu đồ chơi, đồ vật quen thuộc (thìa, cốc…) vào một cái rổ đựng đồ và nói trẻ đi tìm.

Kích thích khả năng nghe của trẻ:

  • Lắc các đồ chơi có phát ra âm thanh (xúc xắc, chút chít), bắt chước tiếng các con vật… cho trẻ nghe.
  • Chơi trò chơi tạo ra tiếng động: bắt chước tiếng kêu của con vật cho trẻ nghe → trẻ phát âm theo. Ta vỗ tay cổ vũ trẻ.
  • Nói chuyện, hát hoặc bật nhạc trẻ em cho trẻ nghe. Quan sát nét mặt của trẻ khi nghe các âm thanh khác nhau.
  • Trò chơi lần lượt: bỏ viên sỏi vào lon côca gây nên tiếng động cho trẻ nghe → đợi trẻ bắt chước làm theo.
  • Cho trẻ chơi theo nhóm: gọi tên từng trẻ → trẻ giơ tay khi được gọi tên.

Kỹ năng giao tiếp bằng cử chỉ + tranh ảnh

Cử chỉ là một phần quan trọng của giao tiếp. Hàng ngày ta hay dùng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp với người khác.

Giao tiếp bằng cử chỉ bao gồm:

  • Ánh mắt: đưa mắt nhìn về phía đồ vật trẻ muốn.
  • Cử động của cơ thể: giơ tay ra xin, cúi đầu xin thứ trẻ muốn.
  • Chỉ tay, với tay: về phía vật trẻ muốn, giơ tay đòi bế, giơ tay vẫy khi chào tạm biệt.

Giao tiếp bằng tranh ảnh gồm:

  • Sách, truyện trẻ em.
  • Thẻ tranh dạy trẻ mẫu giáo: nhận biết con vật, vật trong tranh, tìm thẻ tranh có con vật trẻ biết trong 2, 3… thẻ tranh khác nhau.
  • So cặp: tranh với tranh, đồ vật với tranh, người thật với ảnh… Hội thoại qua tranh ảnh.

Kỹ năng bắt chước và lần lượt

Phần kỹ năng được chia ra làm hai phần để phụ huynh có thể hướng dẫn các con như sau:

Bắt chước:

  • Trẻ học mọi thứ thông qua bắt chước. Trẻ bắt chước nét mặt, cử động cơ thể (giơ tay chào, tạm biệt…), hoạt động với đồ chơi, phát âm âm thanh và từ ngữ (nói)…

Lần lượt:

  • Lần lượt là một kỹ năng quan trọng mà mọi trẻ đều học khi giao tiếp (trẻ khóc → mẹ đến dỗ dành; trẻ đói kêu, chỉ tay đòi → mẹ đến cho trẻ ăn; trẻ chỉ tay vào đồ vật nó muốn → mẹ đưa cho trẻ…). Trẻ chậm PTTT thường không có kỹ năng lần lượt (không biết đáp ứng lại việc dạy của ta). Vì vậy huấn luyện kỹ năng lần lượt rất quan trọng đối với trẻ chậm PTTT.
  • Nựng trẻ bằng âm thanh, cù bụng → đợi trẻ cười → nựng và cù tiếp → đợi trẻ phản ứng.
  • Trẻ phát âm → ta bắt chước âm thanh của trẻ → đợi trẻ đáp ứng.
  • Ta làm mẫu một hành động: vỗ tay, giơ tay → bảo trẻ làm theo →đợi trẻ làm theo.
  • Chơi trò ú oà: Ta che tay vào mặt nói “ú”, bỏ tay ra và nói “oà”→ đợi trẻ cười.
  • Lăn bóng về phía trẻ và nói “của con”→ đợi trẻ bắt lấy bóng, lăn về phía ta và nói “của mẹ”. Vỗ tay khen ngợi trẻ
  • Chơi giả vờ: Con tắm cho bé, mẹ nấu cơm → đợi trẻ đáp ứng với việc nhận lượt của mình.

Kỹ năng ngôn ngữ

Trong kỹ năng này thì bao gồm nhiều các phần nhỏ trẻ cần đạt được như sau:

  • Khả năng hiểu ngôn ngữ
  • Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ
  • Diễn đạt qua dấu hiệu, tranh ảnh, biểu tượng
  • Diễn đạt bằng lời nói

Để thực hiện được các kỹ năng trên thì cần có một số lưu ý như sau: Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói. Nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to. Sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu (vừa nói vừa dùng ngôn ngữ hình thể). Bên cạnh đó có thể sử dụng một vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ vào vật vừa nói vừa dùng dấu. Động viên khen thưởng đúng lúc.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết dưới đây cha mẹ biết một số các bài tập trị liệu và hoạt động trị liệu cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Gia đình nên dành nhiều thời gian để ở bên và chăm sóc con. Nếu gia đình muốn tìm trung tâm uy tín thì gia đình nên chọn trung tâm True Happiness để điều trị cho trẻ. Trung tâm True Happiness là một địa chỉ đáng tin cậy để điều trị cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Nhờ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và phương pháp điều trị hiện đại, trung tâm đảm bảo mang lại những phương pháp điều trị tối ưu và chăm sóc tận tâm cho trẻ.

Nếu ba mẹ còn bất cứ thắc mắc gì liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpag: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan