Bàn Chân Bẹt: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Phòng Ngừa

Hiện nay, bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người.. Dị tật này gây tổn hại nghiêm trọng tới thần kinh cột sống và làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của người bệnh. Việc phát hiện sớm bàn chân bẹt sẽ giúp người bệnh có phương pháp điều trị hiệu quả, giảm thời gian phục hồi.

Bàn Chân Bẹt: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Phòng Ngừa

Bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến trên thế giới

Bàn chân bẹt được hiểu như thế nào?

Bàn chân bẹt là tình trạng mặt lòng bàn chân không có độ lõm, hoàn toàn bằng phẳng. Tình trạng thừa cân của một số đứa trẻ cũng khiến cha mẹ nhầm lẫn rằng con bị bàn chân bẹt. Nếu bàn chân được vận động tốt và mềm mại thì trẻ sẽ tự hết lúc 6 tuổi.

Trên thực tế, hầu hết trẻ sơ sinh đều không có vòm bàn chân (bàn chân bẹt) do cấu trúc bàn chân chủ yếu là mô mềm. Khi trẻ đến 2 – 3 tuổi vòm bàn chân và hệ thống dây chằng mới hoàn thiện. Vòm bàn chân có chức năng giữ cân bằng và làm giảm phản lực từ mặt đất dội lên khi chân di chuyển. Điều này giúp việc đi đứng được nhẹ nhàng hơn. Những người thường dễ bị tật bàn chân bẹt khi có hệ thống dây chằng lỏng lẻo (lỏng lẻo đa khớp).

>> Xem thêm: Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Em, Bố Mẹ Đừng Xem Thường

Phân loại bàn chân bẹt

Hội chứng này bao gồm 2 loại là bàn chân bẹt sinh lý và bàn chân bẹt bệnh lý. Bàn chân bẹt sinh lý là tình trạng phổ biến. Bàn chân mềm mại. Trái lại, bàn chân bẹt bệnh lý thường cứng làm mất chức năng của bàn chân.

Các triệu chứng thường gặp

Triệu chứng điển hình nhất của dị tật này là những cơn đau nhức khó chịu ở bàn chân. Nguyên nhân là do tình trạng cơ và dây chằng bị căng cơ quá mức trong thời gian dài. Ngoài ra, còn xuất hiện các cơn đơn ở đầu gối, mắt cá chân, hông, thắt lưng… Dáng đi của người bệnh bàn chân bẹt cũng khác so với người bình thường, cụ thể:

  • Khi di chuyển chân có hình chữ V.
  • Khớp gối xoay lệch và có xu hướng chạm vào trong.
  • Cổ chân bị xoay ra ngoài hoặc đổ vào trong.

Nguyên nhân gây ra dị tật bàn chân bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt thường là do thói quen đi dép hay xăng – đan đế lót bằng phẳng hoặc đi chân đất từ nhỏ. Một số trẻ do mắc bệnh lý lỏng lẻo đa khớp phát triển thành bàn chân bẹt. Đây cũng được xem là yếu tố di truyền xuất hiện ở nhiều gia đình, bố mẹ…

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh

Hội chứng bàn chân bẹt là hội chứng mà nhiều người mắc phải. Dưới đây là một số người hay mắc phải hội chứng này:

  • Người béo phì, thừa cân
  • Người mắc bệnh đái tháo đường
  • Phụ nữ mang thai
  • Người rách gân hay viêm vùng cổ chân do phải thường xuyên hoạt động cao trong thời gian dài.

Phương pháp điều trị chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây, một số phương pháp đơn giản đảm bảo hiệu quả cao.

Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Đối với trẻ từ 2 – 7 tuổi, hướng điều trị phù hợp nhất là điều trị nội khoa. Cụ thể, trẻ sẽ được yêu cầu sử dụng đến chỉnh hình bàn chân. Miếng lót này sử dụng khi trẻ mang giày hoặc dép.. Miếng lót được thiết kế chuẩn với kích thước chân bé, tạo vòm ở bàn chân. Khi bé di di chuyển, đế chỉnh giúp đỡ xương bàn chân tạo vòm đúng trục phát triển.

>> Xem thêm: Tại Sao Trẻ Tự Kỷ Khó Ngủ? Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Các bài tập phục hồi

Bài tập kéo giãn gót chân

Trẻ bắt đầu với tư thế đứng đối diện bức tường. Một tay trẻ đặt lên tường, ngang với tầm mắt. Sau đó, từ từ đưa chân cần kéo giãn gót ra phía sau. Bạn cần chú ý luôn giữ gót chân tiếp xúc mặt đất. Khuỵu chân trước xuống cho tới khi cảm thấy thấy chân sau đã căng. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30s, tiếp tục lặp lại động tác trên 9 lần. Khi thực hiện cần chú ý giữ lưng thẳng. Mỗi ngày, bạn có thể duy trì tập cùng trẻ từ 1 đến 2 lần.

Bài tập với quả bóng nhỏ

Bàn Chân Bẹt: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Phòng Ngừa

Bắt đầu với tư thế ngồi vững trên ghế rồi đặt quả bóng dưới một lòng bàn chân

Để thực hiện bài tập này, người tập cần một quả bóng nhỏ và một chiếc ghế. Bạn có thể chọn quả bóng tennis hoặc bóng gai. Bắt đầu với tư thế ngồi vững trên ghế rồi đặt quả bóng dưới một lòng bàn chân. Lăn quả bóng lặp đi lặp lại ở lòng bàn chân trong khoảng 3 phút rồi đổi bên. Lưu ý, tư thế ngồi tập phải luôn thẳng lưng.

Lăn chân với khăn

Người tập ngồi với tư thế vững chắc trên ghế và trải một tấm khăn dưới lòng bàn chân. Người tập ghì chặt gót chân xuống mặt sàn cùng lúc đó uốn cong các đầu ngón chân để chà lên khăn. Sử dụng lực nâng vòm bàn chân lên trong lúc chà khăn. Lưu ý, các phần xương khớp ngón chân liên được tiếp xúc với khăn. Duy trì động tác này trong vài giây rồi nghỉ. Đổi chân sau khi thực hiện bài tập 10 – 15 lần.

Các điều cần lưu ý với hội chứng bàn chân bẹt

  • Không cho trẻ hình thành các thói quen mang sandals hoặc dép tông thường xuyên. Do phần đế của những kiểu dép, giày này thường khá cứng và phẳng. Khi sử dụng thường xuyên, điều này gây cản trở quá trình hình thành lõm bàn chân.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đủ dưỡng chất: Khi thiếu hụt dưỡng chất có thể khiến dây chằng và cơ bàn chân suy yếu. Do đó, không có khả năng hình thành vòm bàn chân ở trẻ.
  • Khi trẻ gặp các vấn đều như: khó khăn khi giữ cân bằng lúc di chuyển, đau khi đi lại, cứng và đau bàn chân hay phát triển bàn chân bẹt đặc biệt hoặc vòm chân bị xẹp.

Kết luận

Hội chứng bàn chân bẹt gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Do đó, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu để phát hiện và có phương pháp phù hợp nhất. Hy vọng, với bài viết trên True Happiness đã giúp bố mẹ bổ sung thêm kiến thức hữu ích về hội chứng này. Từ đó, giúp các con mau chóng bình phục, hòa nhập cộng động để phát triển một cách tốt nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan