Các Rối Loạn Tâm Lý Thường Gặp Ở Trẻ Em Và Cách Phòng Tránh

Các chuyên gia y tế cho rằng, trẻ em là nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý. Trong quá trình chăm sóc và giáo dục, các vấn đề gây sợ hãi hoặc sốc cũng có thể dẫn đến các bệnh tâm lý ở trẻ. Nguyên nhân các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em bắt nguồn từ nhiều phía. Tuy nhiên, chủ yếu vẫn là từ môi trường sống, trường học, xã hội. Nhưng đặc biệt là những tác động từ phía bố mẹ, ông bà, người lớn xung quanh bé.

Các Rối Loạn Tâm Lý Thường Gặp Ở Trẻ Em Và Cách Phòng Tránh

Các rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em

Giải thích rối loạn tâm lý

Chứng rối loạn tâm lý này thường xuất hiện ở các trẻ có độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi và thanh thiếu niên đang ở độ tuổi dậy thì. Hội chứng rối loạn tâm lý này là tình trạng rối loạn, lo âu, trầm cảm, bất ổn. Tình trạng tâm lý này kéo dài và liên tục sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ.Tình trạng này bao gồm các vấn đề như

  • Chậm phát triển tâm thần: gặp vấn đề tiêu cực hơn trong suy nghĩ và chính nhận thức.
  • Rối loạn hành vi và cảm xúc: có các hành vi và cảm xúc đi theo chiều hướng tiêu cực hơn, có các hành vi và cảm xúc không thể kiểm soát được.
  • Rối loạn về phát triển tâm lý: rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.

> Xem thêm: 6 Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Bố Mẹ Nên Biết

Các loại rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ em

Có rất nhiều loại rối loạn tâm lý ở trẻ. Mỗi loại sẽ có các biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Các bậc phụ huynh cần phải quan sát và chú ý các con. Để từ đó kịp thời phát hiện và can thiệp sớm. True Happiness sẽ kể tên một số loại phổ biến như sau:

Tự kỷ

Tự kỷ là một loại rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ em. Đồng thời cũng được xem là một rối nhiễu tâm lý nguy hiểm. Nó có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mặc dù không có phương pháp can thiệp nào có thể khắc phục triệt để loại rối loạn này. Nhưng nếu được phát hiện và giáo dục kịp thời, trẻ có thể cải thiện được các khó khăn. Từ đó trẻ có thể hòa nhập vào cộng đồng một cách tốt đẹp hơn. Bé có thể có các dấu hiệu của hội chứng tự kỷ như:

  • Hạn chế về khả năng ngôn ngữ: Giao tiếp của trẻ không tốt hoặc có thể là không có đặc biệt là sự giao tiếp bằng mắt ngay cả với những người quen thuộc trong gia đình.
  • Hạn chế về khả năng ngôn ngữ: Trẻ thường có vốn từ ít so với độ tuổi nên có thể chậm nói hoặc không có vốn từ theo độ tuổi nên không nói gì. Lời nói của trẻ thường không rõ ràng, cụ thể, hay ngắt quãng, nói không liền mạch. Trẻ có thể không biết cách diễn tả chính xác bằng lời nói.
  • Khả năng tương tác xã hội bị suy giảm: Trẻ có xu hướng muốn ở một mình nhiều và thường thu mình vào thế giới riêng mà không ai hiểu được. Trẻ không muốn tiếp xúc với những người xung quanh. Trẻ không có nhu cầu kết nối với người khác, có thể ngay cả với người thân của mình. Điều này làm cho trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc và cảm nhận của mình. Để từ đó, mọi người không thể hiểu và khoảng cách giữa trẻ với những người xung quanh ngày càng lớn.
  • Quan tâm đến những điều bất thường: Trẻ thường quan tâm đến những điều bất thường và có xu hướng tập trung vào một số chi tiết nhỏ, chẳng hạn như một vật thể, một âm thanh hoặc một màu sắc cụ thể. Thiếu khả năng giả định và chia sẻ: Trẻ thường không có khả năng giả định và chia sẻ các suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của mình với người khác.

Rối loạn hành vi

Dưới đây là một số biểu hiệu của trẻ bị rối loạn hành vi:

  • Không tuân thủ lời dạy của người lớn: Trẻ có xu hướng không tuân thủ các quy tắc hoặc lời dạy của người lớn và thường chỉ thích làm theo ý mình. Trẻ thường xuyên gây rắc rối và xung đột với người xung quanh.
  • Thường xuyên cãi nhau, đánh nhau với bạn bè hoặc người lớn: cãi nhau, đánh nhau với bạn bè hoặc người lớn. Trẻ thường có những hành động phá hoại, quấy rối, đánh đập, phản ứng quá mức. Đặc biệt là gây hại đối với người khác hoặc có thể gây hại cho chính bản thân mình.
  • Một số trường hợp sẽ xuất hiện các hành vi như: gây rối, làm phiền, tấn công động vật. Trẻ có thể có xu hướng quấy rối, làm phiền động vật. Trẻ tấn công động vật hoặc tổn thương động vật cũng là dấu hiệu của chứng rối loạn hành vi.

Rối loạn lo âu

Chứng rối loạn lo âu có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Trẻ khó tập trung vào một công việc cụ thể. Trẻ dễ bị phân tâm bởi các yếu tố môi trường xung quanh.
  • Trẻ không kiểm soát được hành vi của mình. Trẻ có thể có những hành động vô lý, thiếu kiểm soát.
  • Trẻ không thể chấp nhận sự thay đổi dù nhỏ hay lớn. Trẻ có thể không thể chấp nhận sự thay đổi hoặc sự đổi mới trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ có thể hoàn toàn rập khuôn với những điều xung quanh mình đang diễn ra. Và trẻ có thể rơi vào trạng thái lo âu.
  • Tình trạng căng thẳng. Trẻ có thể có tình trạng căng thẳng, lo âu và không thể thư giãn.
  • Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc ngủ và có thể thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc giờ giấc ngủ của trẻ không khoa học (ngày ngủ đêm thức). Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tập trung của trẻ
  • Trẻ khó khăn trong việc học hỏi và giao tiếp với những người xung quanh. Điều này gây khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

>> Xem thêm: Tìm Hiểu Hội Chứng Bàn Chân Bẹt

Cách phòng ngừa rối loạn tâm lý ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng này nhưng chủ yếu bắt nguồn từ gia đình, đặc biệt là ba mẹ. Ba mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành tâm lý của trẻ. Vì thế, gia đình cần phải chú ý chăm sóc và quan tâm bé từ những năm tháng đầu đời. Và đặc biệt cần chú trọng đến các mốc phát triển của con. Rối loạn tâm lý gây ra rất nhiều vấn đề và trở ngại về sức khỏe và đời sống của bé. Ba mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa các chứng bệnh nguy hiểm này.

Các Rối Loạn Tâm Lý Thường Gặp Ở Trẻ Em Và Cách Phòng Tránh

Gia đình phối hợp với thầy cô để quan tâm, chăm sóc bé

  • Các bậc phụ huynh cần luôn theo sát quá trình phát triển của con. Và đặc biệt chú trọng đến các mốc phát triển theo độ tuổi của con. Để từ đó có thể phát hiện ra những điều bất thường của con và có những can thiệp kịp thời.
  • Tạo môi trường sống cho bé thật lành mạnh và vui vẻ. Ba mẹ quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ kịp thời khi con gặp khó khăn và trở ngại trong cuộc sống hoặc trên trường lớp. Gia đình dành nhiều thời gian chơi cùng con, trò chuyện, chia sẻ về các hoạt động hàng ngày. Để bé nhận được nhiều tình thương, sự quan tâm từ gia đình
  • Gia đình nên tìm hiểu và nâng cao sự hiểu biết về sức khỏe và bệnh tâm lý.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng cho bé. Đảm bảo sức khỏe và các chất dinh dưỡng trong quá trình bé phát triển từ khi bé còn trong bụng mẹ.
  • Các thành viên trong gia đình xây dựng mối quan hệ gắn bó, bền chặt. Tạo cảm giác yên tâm, ấm áp, hạnh phúc và vui vẻ là yếu tố quan trong trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ nhỏ. Tránh những cãi vã, xung đột và tiêu cực xảy ra trong gia đình.
  • Khi bé đến tuổi đi học, gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ. Đảm bảo sự quan tâm kịp thời và trao đổi thường xuyên. Để từ đó kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường từ bé.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết này, gia đình của các bé sẽ có thêm hiểu biết và kiến thức về các loại rối loạn tâm lý ở trẻ. Gia đình hãy quan tâm và theo dõi để các con tránh được các hội chứng rối loạn tâm lý. Tình trạng này có tính phức tạp và thường kéo dài. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị có thể gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Nếu ba mẹ còn bất cứ thắc mắc gì liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan