Chân Vòng Kiềng Là Gì? Nguyên Nhân Bé Bị Chân Vòng Kiềng

Chân vòng kiềng không những ảnh hưởng về thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng về vận động và sức khỏe của trẻ. Chân vòng kiềng thường xuất hiện từ khi trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bé bị chân vòng kiềng cũng cần phải can thiệp. Nhiều trường hợp can thiệp sai cách còn gây hại hơn. Bài viết dưới đây, True Happiness sẽ giải quyết một số thắc mắc của ba mẹ về vấn đề này.

Chân Vòng Kiềng Là Gì? Nguyên Nhân Bé Bị Chân Vòng Kiềng

Chân Vòng Kiềng Là Gì?

Chân vòng kiềng là gì?

Chân vòng kiềng là tình trạng các khớp ở chân của bé chưa phát triển hoàn thiện. Điều này dẫn đến việc chân của trẻ có dạng lõm vào trong và lồi ra ngoài. Tình trạng này thường xảy ra do sự phát triển của bàn chân và xương chân chưa đầy đủ. Khi đó chân bé còn rất mềm dẻo và dễ bị biến dạng. Chân vòng kiềng thường không gây ra đau đớn hay khó chịu cho trẻ. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe và phát triển bàn chân.

>> Xem thêm: 6 Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Bố Mẹ Nên Biết

Nguyên nhân chân vòng kiềng

Theo True Happiness, dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy nhất làm bé bị chân vòng kiềng:

Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao

Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một chỉ số được tính toán dựa trên cân nặng và chiều cao. Nếu BMI của bé cao hơn so với mức bình thường.  Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bé. Nếu bé không có thói quen vận động, cơ thể sẽ dễ dàng tích tụ mỡ và có chỉ số BMI cao. Những trẻ có chỉ số BMI cao có nguy cơ cao hơn bị chân vòng kiềng. Khi áp lực tăng lên, chân trẻ càng dễ bị biến dạng. Đặc biệt là ở bé có độ tuổi dưới 3-4 tuổi. Độ tuổi này chân của bé còn đang phát triển. Do đó, cha mẹ nên theo dõi chỉ số BMI và cho trẻ vận động thường xuyên để giúp giảm nguy cơ chân vòng kiềng và bảo vệ sức khỏe chân của bé.

Do đi giày sai cách

Khi trẻ đi giày không phù hợp với chân sẽ bị áp lực hoặc tác động không đúng. Giày quá chật hoặc quá rộng có thể dẫn đến áp lực lên đầu ngón chân và các khớp. Sẽ gây ra sự giãn ra của cơ chân và bàn chân, tăng nguy cơ bé bị chân vòng kiềng. Việc chọn giày không phù hợp với hoạt động của trẻ cũng có thể gây ra chân vòng kiềng. Ví dụ như trẻ chạy nhảy, hoạt động cả ngày dài mà giày quá cứng hoặc quá mềm cũng sẽ ảnh hướng đến chân của bé. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm hơn về việc chọn giày phù hợp cho bé. Đây là điều rất quan trọng để tránh gây ra các vấn đề về chân và giúp phòng ngừa chân vòng kiềng.

Bệnh Paget

Ngoài những lý do trên, Bệnh Paget cũng có thể gây ra triệu chứng này. Bệnh Paget là bệnh chuyển hóa, ảnh hưởng xấu đến quá trình liền xương. Kết quả là xương không thể hồi phục lại như ban đầu. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến chân vòng kiềng và các vấn đề sức khỏe khác

Làm sao để tránh bé bị chân vòng kiềng?

Nắn tay và chân cho bé

Cha mẹ nên nắn nhẹ nhàng hai chân và hai tay cho bé. Đây là một biện pháp hữu hiệu để lưu thông máu và giúp bé duỗi thẳng chân. Tuy nhiên, khi thực hiện nắn, cần hướng vào bên trong và thực hiện đều đặn từ 6 tháng đến 1 năm tuổi để hạn chế tình trạng chân vòng kiềng. Sau đó, hiện tượng này sẽ hết dần dần.

Kiểm soát cân nặng của bé

Bên cạnh các biện pháp khắc phục, chỉnh nắn hoặc luyện tập để giảm thiểu tình trạng chân vòng kiềng, cha mẹ cần lưu ý giúp trẻ kiểm soát cân nặng của mình. Việc cân nặng quá lớn sẽ tăng áp lực lên xương và các mô liên kết. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương của trẻ và có thể góp phần gây ra chân vòng kiềng.

Ngoài ra, đối với trẻ đang ở độ tuổi phát triển, ba mẹ nên cho con ăn đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng. Chứ đừng chiều chuộng cho bé ăn quá nhiều những thực phẩm bé thích. Việc tăng cân quá mức không chỉ gây ra chân vòng kiềng mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan khác.

>> Xem thêm: Bàn Chân Bẹt: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Phòng Ngừa

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Có nhiều người cho rằng dinh dưỡng chỉ hỗ trợ sự phát triển của trẻ, không thể khắc phục được chứng chân vòng kiềng. Tuy nhiên,  theo một số bệnh nêu trên thì việc bé có chứng chân vòng kiềng là do thiếu chất trong cơ thể. Do đó, trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm canxi, khoáng chất, vitamin D và các loại protein, sẽ giảm thiểu nguy cơ phát triển vấn đề xương, trong đó có chân vòng kiềng. Vì vậy, cha mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ, bất kể trẻ có dấu hiệu chân vòng kiềng hay không.

Chân Vòng Kiềng Là Gì? Nguyên Nhân Bé Bị Chân Vòng Kiềng

Trẻ bị thừa cân, béo phì

Kết luận

Hi vọng qua bài viết này, ba mẹ sẽ hiểu thêm về chứng chân vòng kiềng và nguyên nhân gây ra chứng chân vòng kiềng ở bé. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan