Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Mầm Non: Biểu Hiện Và Hướng Can Thiệp

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non là sự bất thường về mặt tâm lý, tâm thần. Điều này gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu tình trạng không được phát hiện kịp thời sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển rối loạn tâm thần nguy hiểm hơn.

Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Mầm Non: Biểu Hiện Và Hướng Can Thiệp

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non là sự bất thường về mặt tâm lý, tâm thần

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non là gì?

Hiểu đơn giản, rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non là tình trạng trẻ nhỏ xảy ra các rối loạn bất thường về mặt tâm lý, tâm thần. Trẻ bị ảnh hưởng hoặc làm gián đoạn quá trình phát triển tư duy, cảm xúc, hành vi.

Các rối loạn này sẽ gây ra các cảm xúc, suy nghĩ, hành vi bất thường ở trẻ nhỏ. Điều này khiến trẻ hạn chế hoặc suy giảm quá trình phát triển các kỹ năng xã hội phù hợp theo độ tuổi.

Tình trạng rối loạn tâm lý kéo dài ở trẻ mầm non làm cho trẻ dần thu mình. Trẻ có xu hướng tránh né các hoạt động sinh hoạt bình thường, không thích tiếp xúc với người lạ. Bên cạnh đó, các rối loạn còn ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển trí tuệ. Trẻ gặp nhiều cản trở trong quá trình học tập.

>> Xem thêm: 6 Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Bố Mẹ Nên Biết

Một số biểu hiện của trẻ mầm non bị rối loạn tâm lý

Các bậc phụ huynh và giáo viên giảng dạy trực tiếp cho trẻ cần chú ý quan sát, chăm sóc để có thể nhận biết các dấu hiệu sớm nhất. Cụ thể một số biểu hiện rối loạn tâm lý thường gặp ở trẻ mầm non như:

  • Tâm trạng thay đổi một cách thất thường, khó có thể dự đoán được
  • Trẻ hay chán nản, buồn bã, mệt mỏ, suy sụp và bi quan trong thời gian dài (tối thiểu là 2 tuần)
  • Các hành vi thay đổi một cách tiêu cực và trẻ không kiểm soát được. Trẻ có thể hiểu động quá mức, thực hiện một số hành vi tự làm tổn thương bản thân.
  • Trẻ thu mình, không muốn tiếp xúc, gần gũi hay tương tác với bất kỳ ai, kể cả những người thân.
  • Trẻ khó khăn trong việc chú ý, khả năng tập trung suy giảm. Trẻ dễ dàng cảm thấy buồn chán với những thứ diễn ra xung quanh.
  • Giấc ngủ của trẻ bị rối loạn nghiêm trọng. Trẻ thường cảm thấy mất ngủ, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên gặp ác mộng.
  • Trẻ có thể cảm thấy chán ăn, liên tục bỏ bữa, ăn không ngon miệng hoặc ăn uống vô độ, mất kiểm soát

Chứng rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non có liên quan đến bệnh lý nào?

Theo nhiều kết quả nghiên cứu, chứng rối loạn tâm lý ở trẻ em có thể liên quan và xuất phát từ sự ảnh hưởng của một số bệnh lý sau:

Rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một chứng rối loạn tâm thần phổ biến. Trẻ mầm non mắc phải bệnh này sẽ liên tục cảm thấy lo lắng, sợ hãi quá mức về các sự kiện, hoạt động diễn ra bên ngoài xa hội. Nỗi sợ của trẻ xuất hiện và kéo dài vô lý. Ngoài ra, trẻ có thể sợ ở một mình. Tình trạng lo sợ quá mức khiến cho hoạt động tim mạch cũng bị ảnh hưởng. Trẻ thường đổ mồ hôi, tim đập nhanh hoặc mất kiểm soát cơ thể.

Tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt là chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Chúng gây ra hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc và nhận thức của trẻ. Nhiều trường hợp nặng có thể gây ra ảo giác, ảo tưởng. Đối với tình trạng trẻ tâm thần phân liệt thì sẽ có biểu hiện như chậm ngôn ngữ, hạn chế về khả năng vận động (chậm bò, chậm biết đi…)

Rối loạn tăng động giảm chú ý

Trẻ nhỏ là đối tượng gặp nhiều chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Trẻ thường hiếu động quá mức, có hành vi bốc đồng, chống phá dữ dội. Trẻ không thể ngồi yên một chỗ, tay chân luôn nghịch phá.

Trầm cảm

Trẻ mắc chứng rối loạn trầm cảm sẽ khó kiểm soát tốt cảm xúc của mình. Trẻ liên tục cảm thấy buồn chán, khóc lóc không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, trẻ có xu hướng thu mình, không muốn giao tiếp với ai.

Rối loạn ăn uống

Đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi, rối loạn ăn uống được xem là chứng rối loạn tâm lý phổ biến. Trẻ mắc phải chứng rối loạn này thường có biểu hiện bất thường về thói quen ăn uống. Trẻ hay cảm tháy chán ăn, ăn uống không ngon, bỏ ăn liên tục…

Hướng điều trị cho trẻ mắc rối loạn tâm lý

Rối Loạn Tâm Lý Ở Trẻ Mầm Non: Biểu Hiện Và Hướng Can Thiệp

Trị liệu tâm lý hoàn toàn không sử dụng đến thuốc điều trị.

Hiện nay, các vấn đề rối loạn tâm lý ở trẻ nhỏ thường được ưu tiên áp dụng trị liệu tâm lý. Đây là phương pháp được đánh giá về mức độ hiệu quả và an toàn.

Trị liệu tâm lý hoàn toàn không sử dụng đến thuốc điều trị. Trẻ sẽ được trao đổi trực tiếp với các chuyên gia tâm lý, từ đó tháo gỡ các nút thắt trong lòng. Bằng các liệu pháp chuyên môn và kinh nghiệm, các chuyên gia tâm lý sẽ hỗ trợ cho trẻ cách đối mặt và vượt qua các rào cản tâm lý. Trẻ sẽ biết cách cân bằng và ổn định cuộc sống.

Dựa vào các giải pháp trị liệu tâm lý mà trẻ hiểu rõ hơn về bản thân mình. Trẻ dễ dàng điều chỉnh hành vi, cảm xúc, suy nghĩ của mình. Ngoài ra, trẻ còn được hướng dẫn các kỹ năng sống cần thiết. Vì vậy, trẻ sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

>> Xem thêm: Bàn Chân Bẹt: Nguyên nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán và Phòng Ngừa 

Cách phòng tránh rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non cha mẹ cần biết

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non có thể khởi phát một cách bất ngờ. Do đó, cha mẹ cần biết cách phòng tránh tạo môi trường lành mạnh giúp trẻ phát triển:

  • Dành cho trẻ nhiều thời gian để cùng tâm sự, sẻ chia câu chuyện mỗi ngày.
  • Chú ý quan sát và quan tâm đến các hoạt động, cảm xúc cũng như hành vi của trẻ để phát hiện các biểu hiện bất thường. Từ đó, cha mẹ sẽ có biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Luôn luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cá nhân của trẻ
  • Tạo điều kiện thuận lợi để con tham gia vào các hoạt động vui chơi, thư giãn lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.

Kết luận

Hy vọng với các thông tin bổ ích trên, cha mẹ sẽ biết thêm các dấu hiệu về tình trạng rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non. Từ đó, cha mẹ sẽ có biện pháp can thiệp, phòng tránh hiệu quả.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liêu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan