7 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Có Bàn Chân Bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong các phương pháp điều trị thì vật lý trị liệu là lựa chọn an toàn được nhiều người ưu tiên áp dụng nhất.

7 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Có Bàn Chân Bẹt

7 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Có Bàn Chân Bẹt

Hội chứng bàn chân bẹt là gì?

Hội chứng bàn chân bẹt là một trong những khuyết tật thường gặp nhất ở trẻ em. Hội chứng này có thể gây ra nhiều rắc rối cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Hội chứng bàn chân bẹt có thể do di truyền hoặc do các yếu tố môi trường gây ra. Chẳng hạn như:

  • Thai kỳ của mẹ bị ảnh hưởng bởi thuốc hoặc chất độc.
  • Rối loạn phối hợp phát triển
  • Mất đàn hồi các dây chằng ở bàn chân và gót chân
  • Mắc các bệnh lý về hệ thần kinh và cơ như bại não, loạn dưỡng cơ, nứt đốt sống

Việc phát hiện sớm và điều trị hội chứng bàn chân bẹt là rất quan trọng để tránh các vấn đề về di chuyển và tự ti trong cuộc sống sau này của trẻ.

>> Xem thêm: Bàn Chân Khoèo Bẩm Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

7 bài tập vật lý trị liệu bàn chân bẹt hiệu quả

Tùy từng trường hợp sẽ có những cách điều trị hội chứng bàn chân bẹt khác nhau. Dưới đây True Happiness sẽ gợi ý cho ba mẹ những bài tập vật lý trị liệu đơn giản, hiệu quả cao và dễ thực hiện nhất.

Co giãn gót chân

Cách thực hiện như sau:

  • Trẻ cần đứng thẳng với hai tay đặt bên hông hoặc chống vào mặt tường phía trước.
  • Trẻ bước chân phải lên phía trước đồng thời bước chân trái về phía sau một khoảng rộng bằng vai để đảm bảo gót chân luôn tiếp xúc với mặt đất.
  • Trẻ từ từ khuỵu chân phải xuống, hạ thấp trọng tâm cơ thể về phía trước cho đến khi thấy bắp chân và cơ cổ chân trái căng ra.
  • Trẻ cần giữ lưng thẳng trong quá trình tập luyện và giữ nguyên tư thế trong 30 giây
  • Từ từ nâng cao trọng tâm cơ thể trở về vị trí ban đầu.
  • Tiếp tục thực hiện động tác tương tự đối với chân kia và mỗi chân tập 3 lần.

Luyện tập với ngón chân

Để thực hiện bài tập này:

  • Trẻ cần đứng thẳng và giữ tay ở vị trí thoải mái, bên hông hoặc giữ tay vịn để giữ thăng bằng.
  • Đảm bảo phần gót chân luôn tiếp xúc với mặt đất, trẻ thực hiện đồng thời cả hai chân.
  • Bước tiếp theo, trẻ lấy 4 ngón chân sau làm trụ và nhấc ngón chân cái lên khỏi mặt đất, giữ trong khoảng 5 giây.
  • Tiếp theo, trẻ hạ ngón chân cái xuống làm trụ, nhấc 4 ngón chân sau lên khỏi mặt đất, giữ trong khoảng 5 giây.
  • Trẻ cần lặp lại động tác này trong khoảng 5-10 lần, và sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 giây trước khi bắt đầu tập lại.
  • Tập 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lăn chân với một trái bóng nhỏ

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 trái bóng tennis hoặc bóng chơi golf và cho trẻ đứng thẳng hoặc ngồi trên ghế.
  • Bé cố gắng duy trì tư thế ngồi thẳng lưng trong suốt quá trình tập luyện.
  • Đặt trái bóng dưới lòng bàn chân bẹt.
  • Sử dụng chân để lăn tròn và di chuyển trái bóng.
  • Bé nên tập trung chú ý vào khu vực vòm chân.
  • Tập luyện bài tập này mỗi chân khoảng 5 phút.

Đứng bằng mũi chân – gót chân

7 Bài Tập Vật Lý Trị Liệu Cho Trẻ Có Bàn Chân Bẹt

Bài tập đứng bằng mũi chân

Để thực hiện bài tập này:

  • Cho trẻ đứng thẳng, 2 tay buông song song cơ thể. Nên sử dụng tay vịn để bé có thể giữ thăng bằng.
  • Hướng dẫn trẻ nâng gót chân lên cao theo phương thẳng đứng, dồn lực cơ thể vào mũi chân.
  • Giữ nguyên tư thế trong 5 giây rồi từ từ hạ xuống, gót chân chạm đất như ban đầu.
  • Trong suốt quá trình tập, trẻ phải giữ thẳng lưng.
  • Mỗi lần tập khoảng 10 – 15 nhịp nhấc chân, tập 2 – 3 đợt cho mỗi lần tập.
  • Thực hiện tương tự với đứng bằng mũi chân, nhấc phần mũi chân lên khỏi mặt đất, hạ xuống như đứng bằng mũi chân về số nhịp, số lần tập.

Nâng vòm bàn chân

Cách thực hiện như sau:

  • Cho trẻ đứng thẳng lưng, hai chân đặt rộng bằng vai.
  • Nghiêng hai bàn chân hướng ra phía ngoài, nhấc mé chân bên trong lên để dồn lực cơ thể ra phía rìa ngoài chân.
  • Trong quá trình thực hiện, các ngón chân của trẻ cần phải luôn tiếp xúc với mặt đất.
  • Trẻ đưa chân trở lại vị trí thăng bằng ban đầu.
  • Lặp lại liên tục các động tác khoảng 10 – 15 lần, sau đó nghỉ 20 giây.
  • Thực hiện 2 – 3 đợt tập như trên trong mỗi buổi tập.

Lăn chân với khăn

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 1 chiếc khăn và cho trẻ ngồi trên ghế với tư thế lưng thẳng, đầu gối vuông góc, 2 chân đặt song song.
  • Đặt tấm khăn vào giữa đôi chân của trẻ.
  • Ở mỗi lần tập, cho trẻ ấn gót chân xuống khăn trên sàn nhà và giữ gót chân tại một vị trí cố định.
  • Co các đầu ngón chân lại và đặt lên khăn, sau đó thực hiện động tác gấp và duỗi các ngón chân như khi đang chà khăn.
  • Khi thực hiện động tác, đầu các ngón chân không được nhấc lên khỏi mặt đất.
  • Thực hiện động tác cho đến khi cảm thấy mỏi chân, sau đó dừng lại.
  • Lặp lại bài tập tương tự với chân bên kia.
  • Đổi chân cho nhau và thực hiện lại bài tập trên với mỗi bên chân khoảng 2-3 lần.

Chú ý rằng trong quá trình tập, trẻ cần giữ tư thế ngồi thẳng và không được nhấc đầu các ngón chân lên khỏi mặt đất. Bài tập này giúp tăng cường cơ bàn chân, đồng thời cải thiện sự linh hoạt và khả năng đi lại của trẻ.

>> Xem thêm: Trẻ Tự Kỷ Có Đi Học Được Không? Thời Điểm Nào Phù Hợp Cho Trẻ?

Nâng vòm bàn chân với bục

Để thực hiện bài tập này:

  • Cho trẻ đứng trên bậc thang hoặc một cái bục chắc chắn và cố định tay vịn để giữ thăng bằng.
  • Hướng dẫn trẻ đứng sát mép sau của bục, gót chân chạm vào mép bục.
  • Đưa chân phải về phía sau, sao cho gót chân nằm ngoài bục.
  • Khuỵu đầu gối chân bên trên xuống để hạ thấp trọng tâm cơ thể.
  • Giữ đầu gối chân bên trên thẳng và sử dụng phần trên của bàn chân để giữ thăng bằng.
  • Nhấc gót chân trái lên đến tận cùng, sau đó từ từ hạ xuống. Thực hiện động tác này 10-15 lần rồi hạ xuống.
  • Đưa chân trở về vị trí đứng vững trên bục.
  • Thực hiện tương tự với chân kia.
  • Lặp lại việc thay đổi chân, mỗi chân được thực hiện 2-3 lần như vậy.

Lưu ý rằng trẻ nên sử dụng tay vịn để giữ thăng bằng và tránh ngã khi thực hiện động tác này.

Kết luận

Hi vọng qua bài viết này, ba mẹ có thêm kiến thức và quan tâm hơn về tình trạng của bé. Nếu ba mẹ còn bất cứ thắc mắc gì liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan