Tìm Hiểu Trẻ Chậm Phát Triển Và 4 Mức Độ Chậm Phát Triển Ở Trẻ

Việc tìm hiểu về trả chậm phát triển và vai trò của gia đình sẽ giúp gia đình có kiến thức và nhận thức đúng về tình trạng của con mình. Bài viết dưới đây, True Happiness sẽ giúp bạn hiểu thêm về trẻ chậm phát triển và 4 mức độ chậm phát triển của trẻ.

Tìm Hiểu Trẻ Chậm Phát Triển Và 4 Mức Độ Chậm Phát Triển Ở Trẻ

Tìm Hiểu Trẻ Chậm Phát Triển Và 4 Mức Độ Chậm Phát Triển Ở Trẻ

Tìm hiểu trẻ chậm phát triển là gì

Trẻ chậm phát triển là trạng thái bệnh lý có tính bẩm sinh mà trẻ mắc phải trong những năm tháng đầu đời. Trẻ chậm phát triển kém hơn so với các trẻ cùng trang lứa về nhiều mặt như cảm xúc, trí tuệ, thể chất. Tùy theo mức độ của trẻ mà gia đinh có thể dạy trẻ ở nhà hoặc đưa trẻ tới các trung tâm trị liệu. Việc điều trị sớm là cách tốt nhất giúp trẻ có thể bắt kịp với tiến độ với các trẻ khác.

>> Xem thêm: Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Em Theo Từng Giai Đoạn

4 mức độ chậm phát triển ở trẻ

Trẻ chậm phát triển được chia ra làm bốn mức độ như sau:

Mức 1: Mức nhẹ

Khoảng 80% trẻ bị chậm phát triển ở mức độ này. Chỉ số trí tuệ (IQ) của trẻ từ 50 đến 75 nên trẻ có thể đi học bậc tiểu học. Trẻ có thể mất khá nhiều thời gian để học các kỹ năng cơ bản như: giao tiếp, đọc viết. Nếu có sự hỗ trợ và giáo dục đúng cách từ phía gia đình và nhà trường thì trẻ vẫn có thể học tập tốt. Do vậy, khi trẻ lớn lên trẻ có thể tự lập được.

Mức 2: Mức trung bình

Ở mức độ này chỉ số IQ của trẻ từ 35 đến 55. Trẻ vẫn có thể thực hiện các kỹ năng cơ bản như: ăn, uống. tắm rửa theo sự hướng dẫn của ba mẹ hoặc giao viên. Kỹ năng đọc, viết, tính toán của trẻ vẫn có nhưng khá chậm. Trẻ cần sự quan tâm từ phía gia đình và trung tâm điều trị nhiều hơn. Khi trẻ lớn lên vẫn cần sự theo dõi và trông nom của trường khác.

Mức 3: Mức nặng

Chỉ có khoảng 3 đến 5% trẻ ở mức này. Chỉ số IQ của trẻ có thể đạt từ 20 đến 40. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng cơ bản. Nhưng trẻ có thể học các kỹ năng giao tiếp. Trẻ cũng có thể tự chăm sóc bản thân. Nếu trẻ ở mức này, gia đình cần quan tâm và chú ý tới trẻ hơn vì trẻ không thể tự làm được nhiều hoạt động cơ bản. Trẻ cần phải có người ở bên và giám sát.

Mức 4: Mức rất nặng

Trẻ ở mức độ này thường rất hiếm gặp. Chỉ số IQ của trẻ luôn dưới 20 đến 25 do hệ thần kinh của trẻ bị tổn thương nặng. Vì vậy, trẻ cần sự chăm sóc và hướng dẫn của bố mẹ cũng như các chuyên viên tại trung tâm. Gia đình hãy luôn ở bên động viên và khuyến khích trẻ học. Trẻ cần sự giúp đỡ của gia đình và trung tâm mới có thể học được các kỹ năng cơ bản và tự chăm sóc mình.

Vai trò của gia đình

Tìm Hiểu Trẻ Chậm Phát Triển Và 4 Mức Độ Chậm Phát Triển Ở Trẻ

Vai trò của gia đình

Trong hành trình chữa trị cho trẻ chậm phát triển, vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần chấp nhận thực tế và trở thành người đồng hành quan trọng trong cuộc sống của con. Hãy tin rằng trẻ sẽ vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu quan trọng trong cuộc sống.

Cha mẹ nên đồng hành cùng con trong mọi hoạt động hàng ngày. Từ việc vui chơi, sinh hoạt đến ăn uống và vệ sinh thân thể cho trẻ. Kiên trì hướng dẫn trẻ từ những hoạt động đơn giản. Tiếp tục với những hoạt động phức tạp hơn khi trẻ đã thực hiện được. Chia nhỏ công việc thành từng bước nhỏ để trẻ dễ tiếp thu và lặp lại nhiều lần để trẻ nhớ.

Khuyến khích và khen ngợi trẻ khi trẻ làm tốt bất kỳ việc gì, dù là nhỏ nhất. Gần gũi nói chuyện và chơi cùng trẻ, đọc truyện, kể chuyện hàng ngày và tham gia vào các trò chơi cùng trẻ. Khuyến khích trẻ vận động thể chất và trí tuệ.

Tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp xã hội, gặp gỡ người lớn và chơi cùng các bạn cùng tuổi. Nếu phát hiện dấu hiệu chậm phát triển, cha mẹ cần đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe tâm thần ngay. Trường hợp nhẹ, cha mẹ có thể cải thiện bằng cách đồng hành gần gũi, khuyến khích trẻ vận động và giao tiếp. Trường hợp nặng hơn, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm điều trị để nhận sự hỗ trợ từ các giáo viên có kinh nghiệm.

>> Xem thêm: 6 Biểu Hiện Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ Ở Trẻ Bố Mẹ Nên Biết

Vai trò của trung tâm trị liệu

Trong quá trình gửi trẻ vào các trường đặc biệt, sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và trung tâm là rất quan trọng. Tại trung tâm, các chuyên viên sẽ đánh giá mức độ chậm phát triển trí tuệ của trẻ và cung cấp hướng dẫn can thiệp đặc biệt. Hầu hết những trẻ được đưa vào trường đặc biệt đều phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình và không có khả năng thực hiện những hoạt động thông thường ở tuổi của mình.

Các giáo viên tại các trường đặc biệt cần sở hữu những yếu tố quan trọng như kiên nhẫn, đam mê với công việc, kiến thức chuyên môn vững vàng, và khả năng điều chỉnh môi trường học tập.

Các phương pháp giáo dục dành cho trẻ chậm phát triển tại các trường đặc biệt bao gồm sử dụng phương pháp làm mẫu, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, động viên và khuyến khích, thực hành trong thực tế, chăm sóc cá nhân, và kết hợp nhiều phương pháp tác động lên các giác quan của trẻ.

Sự phối hợp tốt giữa gia đình và nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ chậm phát triển.

Kết luận

Trung tâm True Happiness là một địa chỉ đáng tin cậy để điều trị chậm phát triển ở trẻ em. Nhờ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và phương pháp điều trị hiện đại, trung tâm đảm bảo mang lại những phương pháp điều trị tối ưu và chăm sóc tận tâm cho trẻ.

Nếu ba mẹ còn bất cứ thắc mắc gì liên hệ ngay với True Happiness để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.

True Happiness là trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực phục hồi chức năng nhi khoa. Chúng tôi thấu hiểu rõ những lo lắng, băn khoăn, khó khăn của trẻ bị tổn thương não, chậm phát triển… Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng những phương pháp mới của phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm lý học, True Happiness đã tạo ra môi trường toàn diện nhất cho trẻ tổn thương não. Khi đến với trung tâm, trẻ sẽ được khám đánh giá, tư vấn đồng thời lên chương trình can thiệp cũng như xây dựng những bài tập phù hợp, hiệu quả.

Hãy liên hệ với True Happiness theo thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí nếu bố mẹ có nhu cầu!

TRUNG TÂM TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUE HAPPINESS

Chi nhánh Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 36 – Ngõ 67 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội
  • Hotline: 096 931 84 66

Chi nhánh Thanh Hóa:

  • Địa chỉ: 880 Quang Trung – Phường Đông Vệ – TP. Thanh Hóa – Tỉnh Thanh Hóa
  • Hotline: 086 290 95 66

Email: trungtamtruehappiness@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/trungtamtruehappiness

Tin tức liên quan